Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,124
(NLĐO) - Thuật ngữ "tăng ca" không được quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động, tuy nhiên được hiểu là làm ngoài giờ làm việc
Một sự việc liên quan đến tăng ca được thảo luận sôi nổi tại một nhóm cộng đồng công nhân trên Facebook mấy ngày gần đây. Theo đó, một người có tên "Thao Ngo" cho biết chị làm việc tại một công ty sản xuất đồ gỗ (không rõ ở địa phương nào), nhưng vài tháng nay công ty liên tục cho toàn thể công nhân tăng ca để kịp tiến độ giao hàng.
Tuy nhiên, do sức khỏe của chị "Thao Ngo" không được tốt nên có xin phép công ty không làm tăng ca. Công ty trả lời "ai không chịu làm tăng ca trong thời gian này sẽ bị cho nghỉ việc". Việc này khiến chị rất băn khoăn.
Chia sẻ về câu chuyện này, LS Tô Thị Thanh Dung, Công ty Luật TNHH Minh Khuê, cho biết Bộ Luật Lao động năm 2019 định nghĩa thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 107, Bộ Luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày (trường hợp áp dụng quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày, không quá 40 ngày trong 1 tháng);
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao động.
Nhiều nơi, công nhân mong muốn được làm thêm để gia tăng thu nhập
Người sử dụng lao động được quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
- Có nhu cầu sản xuất, kinh doanh đột xuất cần đáp ứng;
- Khắc phục sự cố do thiên tai, dịch bệnh;
- Hoàn thành công việc theo yêu cầu của hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật lao động, việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý làm thêm giờ thì người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động tăng ca.
Theo LS Dung, căn cứ quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động, việc người lao động từ chối tăng ca không phải cơ sở để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động cố ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thị sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật Lao động năm 2019.
Người lao động cần có lý do chính đáng để từ chối tăng ca
LS Dung cũng lưu ý khi từ chối tăng ca, người lao động cần biết một số điểm quan trọng để đảm bảo quyền lợi và tránh các rủi ro pháp lý.
- Người lao động cần có lý do chính đáng để từ chối tăng ca (lý do sức khỏe, lý do gia đình, lý do cá nhân quan trọng khác). Đây là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc người lao động không thể tiến hành tăng ca theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Người lao động nên thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc từ chối tăng ca một cách lịch sự và tế nhị, hạn chế phát sinh những mâu thuẫn không đáng có.
- Người lao động nên trao đổi với người sử dụng lao động về khả năng sắp xếp công việc để có thể hoàn thành công việc mà không cần phải tăng ca.
- Người lao động nên lưu lại bằng chứng về việc từ chối tăng ca, ví dụ: email, tin nhắn, ghi âm cuộc trò chuyện. Việc từ chối tăng ca nên được lưu trữ dưới các hình thức trên để làm cơ sở giải quyết tranh chấp có thể phát sinh sau này.
Source: Người lao động
Please sign in to perform this function