Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,889
Không phải cứ mắc lỗi là người lao động bị sa thải ngay và không phải chủ sử dụng lao động muốn sa thải lúc nào cũng được. Nếu bị công ty sa thải trái pháp luật, người lao động cần phải làm gì?
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên đúng luật thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Chỉ sa thải đối với các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, bao gồm: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc…
- Xử lý sa thải theo đúng các nguyên tắc xử lý kỷ luật tại Điều 122 Bộ luật Lao động: Chứng minh được lỗi; không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động; không xử lý kỷ luật lao động khi người lao động đang nghỉ ốm đau, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…
- Xử lý đúng thẩm quyền xử lý.
- Xử lý sa thải trong thời hiệu quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động.
- Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với thành phần tham dự, trình tự thủ tục theo đúng quy định.
Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình nhờ những cách sau:
- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.
- Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Thực hiện nhờ hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.
Theo Điều 188, Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp về kỷ luật sa thải đều có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.
Bị sa thải trái pháp luật, đòi quyền lợi thế nào? (Ảnh minh họa)
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Do đó, nếu bị sa thải trái luật mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì người lao động có thể tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.
Trường hợp sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Do đó, căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp sẽ phải buộc nhận lại người lao động, đồng thời còn phải bồi thương cho người lao động những khoản tiền sau:
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.
Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 02 khoản tiền nói trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc.
Source: Luật Việt Nam
Please sign in to perform this function