Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

Cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng bảo hiểm xã hội một lần  - Ảnh 1.

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2021 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

- Đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Năm

 

 

Trước 1995

 

 

1995

 

 

1996

 

 

1997

 

 

1998

 

 

1999

 

 

2000

 

 

2001

 

 

2002

 

 

2003

 

 

2004

 

 

2005

 

 

2006

 

 

2007

 

 

Mức điều chỉnh

 

 

5,01

 

 

4,25

 

 

4,02

 

 

3,89

 

 

3,61

 

 

3,46

 

 

3,52

 

 

3,53

 

 

3,40

 

 

3,29

 

 

3,06

 

 

2,82

 

 

2,62

 

 

2,42

 

 

Năm

 

 

2008

 

 

2009

 

 

2010

 

 

2011

 

 

2012

 

 

2013

 

 

2014

 

 

2015

 

 

2016

 

 

2017

 

 

2018

 

 

2019

 

 

2020

 

 

2021

 

 

Mức điều chỉnh

 

 

1,97

 

 

1,84

 

 

1,69

 

 

1,42

 

 

1,30

 

 

1,22

 

 

1,18

 

 

1,17

 

 

1,14

 

 

1,10

 

 

1,06

 

 

1,03

 

 

1,00

 

 

1,00

 

- Đối với người đóng BHXH tự nguyện

 

Năm

 

 

2008

 

 

2009

 

 

2010

 

 

2011

 

 

2012

 

 

2013

 

 

2014

 

 

Mức điều chỉnh

 

 

1,97

 

 

1,84

 

 

1,69

 

 

1,42

 

 

1,30

 

 

1,22

 

 

1,18

 

 

Năm

 

 

2015

 

 

2016

 

 

2017

 

 

2018

 

 

2019

 

 

2020

 

 

2021

 

 

Mức điều chỉnh

 

 

1,17

 

1,14

 

1,10

 

 

1,06

 

 

1,03

 

 

1,00

 

 

1,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

 

L1

 

 

=

 

 

Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

 

 

X

 

 

Mức điều chỉnh tương ứng

 

 

X

 

 

Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 1-2017 đến tháng 1-2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2-2020. Tháng 4-2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?

Cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng bảo hiểm xã hội một lần  - Ảnh 2.

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

- Từ tháng 1-2017 đến tháng 1-/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 9-2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 12-2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ

- Từ tháng 1-2019 đến tháng 6-2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

- Từ tháng 7-2019 đến tháng 1-/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ

- Từ tháng 1-2020 đến tháng 2-2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng bảo hiểm xã hội từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

- Từ tháng 1-2017 đến tháng 12-2017 (12 tháng):

 

L1

 

 

=

 

 

3.500.000

(Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH)

 

 

X

 

 

1,10

(Mức điều chỉnh tương ứng)

 

 

X

 

 

12

(Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn)

 

L1 =  46.200.000 đồng

- Từ tháng 1-2018 đến tháng 9-2018 (9 tháng) .

L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 =  35.298.000 đồng.

- Từ tháng 10-2018 đến tháng 12-2018 (3 tháng)

L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.

-  Từ tháng 1-2019 đến tháng 6-2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0

-  Từ tháng 7-2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng):

L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.

-  Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 (2 tháng):

L6 = 4.300.000 * 1,00 *  2 = 8.600.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội (T)

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng