Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 70,042
Thất nghiệp là cụm từ xem ra không có gì xa lạ với người đi làm nhưng hầu như không ai thích mình rơi vào tình trạng như vậy. Điều này có thể xảy ra với các bạn trẻ mới ra trường còn non nớt kinh nghiệm chưa tìm được việc, hoặc là hệ quả từ thực tế nhân viên bị sa thải, công ty bị phá sản, doanh nghiệp tái cơ cấu, hay khi bạn chủ động xin nghỉ trước khi có việc mới. Nếu cứ nhìn chăm chăm vào tình trạng thất nghiệp, chắc chắn cảm giác không hề dễ chịu. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, thất nghiệp cũng có cái giá của thất nghiệp đấy nhé.
Trong bài viết này, tạm thời không nhắc đến lực lượng lao động trẻ vừa ra trường chưa tìm được việc, CareerViet.vn muốn chia sẻ về một số mặt tích cực mà thất nghiệp có thể mang lại cho người đã đi làm nhiều năm. Nếu đang buồn bã vì thất nghiệp, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, hi vọng bạn có thể lấy lại tinh thần và sớm tìm ra phương án “thoát thân”!
Cái giá của... thất nghiệp
THẤT NGHIỆP MANG ĐẾN CƠ HỘI
Khi rơi vào tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là những người bị sa thải, rõ ràng là tâm tư chúng ta sẽ xao động, buồn phiền, và lo lắng. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn muốn nghe được từ xung quanh là câu an ủi quen thuộc đến mức nhàm chán: “Trong cái rủi có cái may”. Đừng vội phản bác, điều đó có thể đúng!
- Phát triển sự nghiệp đúng đắn hơn.
Không hẳn là may mắn, nhưng nói chính xác hơn, thất nghiệp hoàn toàn có thể trở thành cơ hội để bạn thay đổi và tạo những biến chuyển mạnh mẽ, vững chắc cho con đường sự nghiệp. Đôi khi công việc bạn vừa bị mất, thực sự không dành cho bạn. Bạn làm sai công việc nên mãi chẳng tiến bộ, hiệu suất không đạt yêu cầu. Bị thất nghiệp là cơ hội để nhìn nhận lại và buông tay khỏi điều bấy lâu bạn cứ cố chấp bấu víu mặc kệ kết quả thực tế. Khi có thể đánh giá, suy ngẫm và điều chỉnh bản thân, bạn sẽ vạch ra được các bước đi mới phù hợp hơn với thực tế và sẵn sàng hướng đến thành công. Còn nếu công việc vẫn đúng: Vậy sao bạn mất việc? Dù bị sa thải hay tự rời bỏ công ty, đây vẫn là cơ hội để bạn nhìn nhận lại quan điểm chọn “bến đỗ” cùng chiến lược phát triển bản thân. Hiểu được rồi bạn sẽ phát triển sự nghiệp theo hướng tốt hơn.
- Tái tạo năng lượng tích cực.
Đã bao lâu rồi bạn chưa được nghỉ ngơi thực sự? Chúng ta vẫn nói rằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư là rất quan trọng, nhưng mấy người đã làm tốt điều đó khi gánh nặng phải lo toan luôn đè trên vai. Vậy ngay lúc này, khi không thể thay đổi được tình cảnh trước mắt là bạn thực sự bị thất nghiệp, hãy cho phép mình “tắt nguồn” và thư giãn. Đằng nào bạn cũng chưa có việc làm, cứ tận dụng cơ hội nghỉ ngơi vui chơi ra trò, dành thời gian cho người thân và nạp lại năng lượng. Bạn không nhất thiết phải du lịch xa xỉ hay ăn uống tiêu tốn quá nhiều tiền, một lựa chọn mâu thuẫn với khả năng tài chính trong giai đoạn thất nghiệp, chỉ cần thả lỏng, thư giãn và cảm nhận chính mình. Tin rằng sau đó bạn sẽ mạnh mẽ hơn, nhặt lại hành trang săn tìm công việc yêu thích!
- “Nghỉ giữa hiệp”.
Chắc bạn đã từng nghe về Gap Year, một năm tạm nghỉ để xả hơi hoặc tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ nhằm “làm đầy” bản thân. Gap Year hiện nay không chỉ phổ biến với các sinh viên năm cuối hoặc sắp ra trường nữa mà đã trở thành xu hướng với nhiều người đi làm có thâm niên thuộc khắp các lĩnh vực. Dù hơi có phần bị động, nhưng nếu bạn lạc quan và linh hoạt, hoàn toàn có thể biến khoảng thời gian thất nghiệp của mình thành một Gap Time đáng nhớ. Có vô số việc để làm trong thời gian thất nghiệp. Bạn có thể làm việc bán thời gian, tham gia một khoá học ngắn, trở thành tình nguyện viên, gia nhập các hội nhóm… Tất cả những trải nghiệm này đều sẽ là cơ hội giúp bạn phát triển mạnh kỹ năng cá nhân, khả năng giao tiếp cộng đồng, xây dựng mạng lưới quan hệ và hứa hẹn mang đến một công việc trả lương lâu dài.
- Trân trọng giá trị bản thân hơn.
Đây là sự thật, không ít người nhờ bị thất nghiệp mới nhận ra “mình giỏi hơn mình tưởng”. Thất nghiệp trong một số trường hợp chính là cơ hội để bước ra khỏi vùng an toàn, bỏ đi thói quen xấu, chấp nhận thử nghiệm cái mới, dấn thân vào thử thách lớn hơn và chứng tỏ sức bật trong nghịch cảnh. Cảm giác hẳn sẽ rất tuyệt vời, nếu sau khi bị đẩy ra khỏi “con tàu” quen thuộc suốt nhiều năm, lúc bạn cố gắng vùng vẫy để không chết chìm thì chợt nhận ra mình đang sở hữu kỹ năng bơi hoàn hảo. Lý do gì khiến một tay bơi xuất sắc như bạn bấy lâu nay lại làm người nấu ăn trên tàu? Đã đến lúc phải toả sáng, bạn cần hiểu và trân trọng các năng lực mình đang sở hữu!
Nếu đã đọc hết những dòng trên, hi vọng rằng tâm trạng của bạn được xoa dịu vài phần. Giờ là lúc chúng ta nhắc nhớ về cái giá của thất nghiệp dưới góc độ tiền tệ. Bạn biết không, nếu đạt đủ điều kiện, trợ cấp thất nghiệp có thể giúp cho thời gian thất nghiệp bớt căng thẳng, mệt mỏi hơn nhiều phần.
BẠN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THẤT NGHIỆP?
Hiện nay, theo số liệu báo cáo tổng hợp hàng năm của các cơ quan liên quan, không phải cá nhân nào tham gia vào thị trường lao động cũng có quyền nhận trợ cấp khi thất nghiệp, bởi nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, không phải tất cả người lao động và các đơn vị sử dụng lao động đều đã thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ này. Tất nhiên, tuỳ kế hoạch cuộc sống riêng, bạn có quyền chọn lựa cách xây dựng và duy trì chế độ phúc lợi xã hội cho mình. Nhưng sự hỗ trợ từ các quy định của nhà nước là nền tảng quan trọng, chúng ta nên cân nhắc để chuẩn bị phù hợp nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai, cả khi còn hay hết độ tuổi và sức khoẻ làm việc.
Trở lại với quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), dưới đây là tóm lược những điều cơ bản và quan trọng nhất bạn cần biết:
Điều kiện hưởng BHTN
Theo Điều 49 Luật Việc làm, Người lao động (NLĐ) đóng BHTN sẽ được hưởng Trợ cấp Thất nghiệp (TCTN) khi có đủ các điều kiện sau đây:
Cách tính Trợ cấp thất nghiệp
Quy trình xử lý hồ sơ BHTN và nhận TCTN
Hồ sơ hưởng TCTN
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng TCTN phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng TCTN cho TTDVVL tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận TCTN.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI MỚI THẤT NGHIỆP
Cuối cùng, hãy tham khảo thêm một số điều bạn nên và không nên làm trong giai đoạn thất nghiệp để có thể đảm bảo đưa sự nghiệp của mình quay lại đúng hướng:
- Đừng hoảng loạn, hãy cho bản thân chút khoảng lặng và vượt qua nỗi buồn.
- Nên có cái nhìn cân bằng, khách quan về tình huống. Nỗ lực tìm ra sai sót, thừa nhận lý do thất bại trên tinh thần tích cực để rút kinh nghiệm cho tương lai. Nhưng không trách cứ bản thân.
- Nên nhanh chóng thiết lập ngân sách và kế hoạch chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh mới.
- Đừng bỏ bê sức khoẻ hay “ngược đãi” chính mình.
- Đừng né tránh các chủ nợ, nhưng cũng phải tỉnh táo trước sức hấp dẫn của các khoản nợ tín dụng, vay tiêu dùng…
- Đừng vội “bòn rút” các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu hay sử dụng tiền bảo hiểm xã hội (một lần) một cách mù quáng.
- Nên xem xét các gói bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm y tế.
Mỗi chúng ta có xuất phát điểm khác nhau, sự việc xảy ra với từng người cũng khác, vậy nên không thể nói về một cái giá chung nào cho cụm từ “thất nghiệp” cả. Chia sẻ trên đây chỉ là vài gợi ý nhằm giúp bạn thêm thông tin cần thiết để lựa chọn phương án hành động cho những ngày khó khăn trong sự nghiệp.
Thất nghiệp không phải là tình huống quá khủng khiếp, nên nếu chẳng may gặp phải, CareerViet.vn chúc bạn sớm vượt qua và tận dụng được tất cả những “cơ hội” mà nó mang đến theo cách tích cực, mạnh mẽ nhất nhé!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function