Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,261
Học tập không phải là một việc khó làm, nhưng nó cần có chủ đích và thực hiện liên tục. Dù bạn đóng vai trò gì trong công việc, để tạo ra tác động thực sự thì bạn phải đặt câu hỏi đúng.
Có một câu hỏi có thể giúp bạn bắt đầu với chiến lược hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và đạt nhiều kết quả ấn tượng trong quá trình làm việc. Câu hỏi này thực sự rất đơn giản, nhưng câu trả lời có thể thay đổi kết quả và cách bạn nghĩ về các sáng kiến của chính mình: Nếu có thể làm lại từ đầu, bạn sẽ làm điều gì khác đi?
Nếu hỏi những người khác câu này trong hoặc sau khi họ nỗ lực làm điều tương tự như điều bạn cố gắng làm, CareerViet.vn tin rằng bạn sẽ gặt được nhiều lợi ích. Lắng nghe những điều họ nói và thực hiện các đề xuất của họ, bạn sẽ tiết kiệm thời gian, nguồn lực tài chính và bớt trăn trở hơn. Bạn sẽ có kế hoạch hành động thành công hơn và kết quả đến nhanh hơn nhiều nếu không phải trải qua bước đặt câu hỏi. Sao phải lặp lại những sai lầm mà người khác đã mắc phải, khi chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau và hướng đến những tác động lớn hơn trong cộng đồng mà chúng ta đang sống?
Theo Kris Putnam-Walkerly – nhà hoạt động thiện nguyện nằm trong Top 25 diễn giả từ thiện của Mỹ và tác giả quyển sách “Confident Giving: Sage Advice for Funders” – thì việc đặt ra cho bản thân câu hỏi quan trọng này có thể giúp bạn thực hiện 3 bước quan trọng giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn:
1. Lập kế hoạch truyền thông
Kris Putnam-Walkerly nói rằng bà từng làm việc với một nền tảng cộng đồng thực hiện các sáng kiến phục vụ cho con người, vì vậy nhóm của họ đã đến thăm các cộng đồng khác trong cả nước có hoạt động tương tự. Bà đã hỏi từng nơi đó cùng câu hỏi rằng nếu có thể phát triển sáng kiến một lần nữa, họ có làm điều gì khác đi không. Những người được hỏi đều nói: “Nếu có thể được làm lại từ đầu, tôi sẽ phát triển kế hoạch truyền thông ngay từ giai đoạn khởi sự.”
Các tổ chức đều đồng ý rằng khi không có kế hoạch truyền thông, việc phát triển sáng kiến của họ sẽ bị cản trở, bởi sự giao tiếp và phối hợp kém cũng như thiếu sự nhận thức chung giữa các bên liên quan. Thật không may, tổ chức mà Kris hợp tác đã bỏ qua lời khuyên này và không ưu tiên cho kế hoạch truyền thông. Kết quả là nhiều năm sau họ vẫn bị loay hoay và kìm hãm trong các nỗ lực của chính mình.
2. Thu thập đủ dữ liệu
Một khám phá quan trọng khác của nhóm Kris khi thực hiện đặt câu hỏi quan trọng này là hầu hết các cơ sở đều nói rằng họ nên đầu tư nhiều hơn vào việc thu thập dữ liệu. Trải qua nhiều năm tháng phát triển một sáng kiến mới, nhiều thành viên không thể thu thập đủ dữ liệu mà họ cần để tạo ra kết quả, vì họ không có đủ năng lực ngay trong nội bộ.
3. Tiếp nhận ý kiến từ cộng đồng
Khi nhận được câu hỏi quan trọng này, một tổ chức đã trả lời rằng lẽ ra họ nên rời khỏi vị trí của mình để đến tham gia và tìm hiểu đối tượng phục vụ của mình nhiều hơn trước khi đưa ra một sáng kiến hay chiến lược hành động cụ thể.
Thật không may, đây lại là một sơ sót rất phổ biến. Việc không tiếp cận, nắm bắt tâm lý và nhu cầu thực sự của đối tượng phục vụ sẽ khiến bạn bỏ lỡ mất những hiểu biết sâu sắc về khả năng và xu hướng hành vi có thể xảy ra. Từ đó dẫn đến những kết quả không như mong đợi.
Sau các phân tích và ví dụ bên trên, chúng ta có được kết luận rất đơn giản. Hãy đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi, thực hiện theo gợi ý phù hợp để tiết kiệm nguồn lực của bản thân, nhằm nhận được kết quả nhanh hơn với tác động lớn hơn. Bạn cần phải có các tài nguyên và công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, đừng e ngại khi phải tiếp cận những lời khuyên từ những cá nhân hoặc tổ chức từng trải qua các vấn đề tương tự và đảm bảo nó sẽ giúp mọi việc tiến triển tốt hơn.
Nguồn hình: Freepik
Source: CareerBuiderVietnam
Please sign in to perform this function