Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,355
Nghèo khó là nguyên nhân khiến trẻ em ở Dân Hóa nghỉ học sớm, thường chỉ học hết lớp 5
Dân Hóa - một xã vùng cao biên giới thuộc huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình với gần 3.000 đồng bào các dân tộc Chứt, Sách, Mày, Khùa cùng sinh sống.
Ông Đinh Xuân Hữu, bí thư đảng ủy xã, cho chúng tôi biết thêm: “Năm vừa qua số hộ nghèo đã giảm được 4% nhưng giờ vẫn còn 84% hộ nghèo, chỉ có 85% trẻ em ở độ tuổi đi học được đến trường...”.
Trường học “3 trong 1”
Hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa chỉ có một ngôi trường cấp II duy nhất với 55 cán bộ, giáo viên, hầu hết đều ở dưới xuôi lên “cắm” bản. Thầy Cao Viết Hương, hiệu trưởng Trường cấp I, II Dân Hóa, tâm sự: “Ở vùng cao còn nhiều thiếu thốn, học trò nghèo nên đều phải lao động, chúng tôi đã cố gắng vận động các em đến lớp bằng cách xây dựng nhiều điểm trường ở từng bản nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học còn quá cao. Năm học vừa qua số học sinh tiểu học bỏ học là 18 em, riêng học kỳ I năm nay số học sinh THCS bỏ học đã lên tới 15 em...”.
Hiện trường mầm non của xã có 10 lớp nhưng đã hai năm nay chưa có cơ sở dạy và học nên phải mượn tạm phòng học của Trường cấp I, II Dân Hóa. Cấp tiểu học có tới 30 lớp nhưng cấp THCS thì chỉ còn “sót” lại sáu lớp. Số học sinh bỏ học nhiều nhất rơi vào địa bàn xã Trọng Hóa. Nhà cách trường tới 25km đường đèo, các em phải khăn gói đi bộ đến trường, ở lại trường một tuần hoặc 10 ngày mới lại được về nhà.
Vượt suối đến trường
Trường cấp I, II Dân Hóa nằm trên địa bàn bản Y Leeng dọc quốc lộ 12A. 10 điểm trường lần lượt trải dọc quốc lộ 12 và vào sâu trong các bản bãi Chalo, Bãi Dinh, Hà Vy, Hà Nô... Bản Ka Ai nằm chênh vênh trên dốc núi, người Ka Ai làm nương rẫy trên núi cao nên các em phải đi học rất xa. Ba bản Ha Nô, Ba Loóc, Ta Ra còn chưa có điện. Mùa mưa, con suối Y Leeng nước lên cao, chia cắt các bản Ta Ra, Ba Loóc, Ka Reng với quốc lộ 12, các em phải ôm ruột xe bơi qua suối đến trường rất nguy hiểm.
Ông Đinh Xuân Hữu cho hay nguyện vọng của dân 12 bản thuộc xã Dân Hóa: “Làm sao để có được cây cầu treo nối Cha Lo - Ba Loóc để con em các bản được đến trường, được biết cái chữ và mong xây được một ngôi trường bán trú cho các em ở xa có điều kiện học tập tốt hơn...”. Dự án “Tiểu học vùng khó” đang được triển khai thực hiện nhằm xây dựng, hoàn thiện các điểm trường tại từng bản và phân công giáo viên cắm bản để dạy học.
Đời sống của giáo viên miền xuôi lên “cắm bản” cũng còn lắm gian nan. Vì học trò vùng cao, nhiều thầy cô giáo đã tự nguyện ở lại với bản, với các em để chăm lo cái chữ, dù điều kiện sống còn thiếu thốn mọi bề. Thầy Đinh Minh Khoái, hiệu phó nhà trường, đã gắn bó với trường suốt 15 năm nay. Các thầy Cao Ngọc Thành, Trần Trọng Lam, Đinh Minh Ngọc... cũng 12 năm “cắm” bản. Nhiều thầy cô giáo còn phải ở nhà tranh, nhà tạm, chưa có phương tiện đi lại. Tuy vậy, ngoài nỗ lực dạy tốt cho học sinh ở đây có chữ nghĩa, nâng cao đời sống, các thầy cô còn không ngại khó, luôn tìm cách giúp đỡ và vận động nhiều trẻ đến trường.
Source: Theo TTO
Please sign in to perform this function