Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 6,259
Công ty trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không trả lương thử việc thì người lao động phải làm thế nào?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, đối với hành vi pháp luật lao động hiện nay không cho phép người sử dụng lao động trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không trả lương thử việc.
Trường hợp xảy ra việc Công ty trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không được trả lương thử việc thì người lao động có thể lựa chọn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình, cụ thể như sau:
(1) Khiếu nại
Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể khiếu nại đến các chủ thể như sau:
- Khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động
- Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
(2) Tố cáo
Căn cứ Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về hành vi công ty trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không được trả lương thử việc thì người lao động
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018 thì thời hạn giải quyết tố cáo này là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
Như vậy, đối với cách thứ hai này, người lao động có thể chọn gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (gửi kèm theo chứng cứ chứng minh sai phạm của người sử dụng lao động).
(3) Khởi kiện
Như đã đề cập đến ở phần trên, trong trường hợp khiếu nại được giải quyết không thỏa đáng hoặc không được giải quyết thì người lao động có quyền làm đơn khiếu kiện người sử dụng lao động và gửi đến Tòa án
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, riêng các tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở cấp sơ thẩm.
Còn về thẩm quyển theo lãnh thổ, căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án tiếp nhận yêu cầu khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động là:
- Đối với trường hợp không có thỏa thuận thì tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở là tòa án có thẩm quyền
- Đối với trường hợp có thỏa thuận thì tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) cũng có thể có thẩm quyền giải quyết
Ngoài ra, người lao động còn có thể lựa chọn Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Công ty trả lương thử việc thấp hơn 85% hoặc không trả lương thử việc thì người lao động phải làm thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về thử việc
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động trả lương thử việc dưới 85% mức lương của vị trí công việc thì sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, khác với hợp đồng lao động, đối với giai đoạn thử việc mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Tóm lại, người lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function