Đại học Việt Nam hậu WTO

Viewed: 11,588

Bài viết dưới đây, tác giả đã phân tích và nêu ra một số kiến nghị về mô hình tự chủ của các trường đại học nên áp dụng ở ta hiện nay và trong thời gian 20-30 năm sắp tới.

Mươi năm gần đây và nhất là hiện nay, rộ lên trong các trường đại học, công và tư, những yêu cầu được giao “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” nhiều hơn.

Từ diễn đàn Quốc hội, có vị đại biểu cho rằng, chúng ta không thể có một nền giáo dục chất lượng cao nếu “cỗ máy” giáo dục được vận hành theo những quy định rất lạc hậu được ban hành ở những thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước.

Vậy nên xử lý như thế nào đối với các ý kiến và yêu cầu nói trên để đưa nền đại học nước ta phát triển thuận lợi và nhanh chóng?

Đó là một trong hai vấn đề lớn và bức xúc nhất về đường lối (hay triết lý) giáo dục đại học ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 10-15 năm sắp tới. (Vấn đề lớn và bức xúc khác là xử lý mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong phát triển nền đại học của ta).

Để giải quyết đúng đắn vấn đề thứ nhất nói trên, một mặt cần phải tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước có nền đại học tiên tiến trên thế giới, mặt khác xem xét yêu cầu và khả năng của ta hiện nay.

Trong bài này, tôi tập trung tìm hiểu để kiến nghị những nguyên tắc của một mô hình tự chủ đại học nước ta chứ chưa bàn đến các cách giải quyết những vấn đề cụ thể về tự chủ vì sẽ quá dài.

I. Về phương diện kinh nghiệm của thế giới

Chúng ta xem xét hai trường hợp khá điển hình là nền đại học Hoa Kỳ và Pháp, từ đó có thể dễ hình dung tất cả các kiểu tự chủ về đại học ở các nước khác.

1. Có thể nói các trường đại học của Hoa Kỳ được hưởng một chế độ tự chủ gần như hoàn toàn, thể hiện ở chỗ gần như không có cơ quan quản lý cấp trên.

Theo hiến pháp của Hoa Kỳ, chính phủ liên bang không có quyền gì về quản lý giáo dục, quyền này hoàn toàn thuộc về các bang và do lịch sử hình thành các trường đại học ở Hoa Kỳ nên các bang để cho các trường đại học thuộc bang mình quyền tự chủ rất rộng.

Rộng đến mức trường công chỉ khác trường tư ở chỗ thu học phí thấp hơn (thường chỉ bằng 1/5 học phí trường tư) và được chính quyền bang đài thọ cho một phần lớn kinh phí (thường vào khoảng trên 2/3 toàn bộ kinh phí của trường).

Do được tự chủ rất rộng như vậy nên qua trên dưới 300 năm phát triển, đã xuất hiện một số trường đại học nổi tiếng vào bậc nhất thế giới.

Nhưng cũng do mỗi trường đại học được hoàn toàn tự chủ làm theo yêu cầu của mình nên nền đại học Hoa Kỳ “không thành một hệ thống gì cả” (như chính nhận xét của một cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ).

Một thí dụ là, bằng cấp và học vị của các trường đại học không có giá trị quốc gia, nghĩa là Nhà nước Hoa Kỳ không chịu trách nhiệm về giá trị của các học vị đó, nó phụ thuộc vào giá trị của trường đã cấp học vị (cũng vì thế mà từ trước tới nay ở Hoa Kỳ bên cạnh một số trường nổi tiếng,cũng có không ít những trường chất lượng thấp, hay rất thấp, thậm chí những trường dởm, trường bán bằng (bị gọi chế giễu là degrees mill - nhà máy sản xuất học vị).

Vì thế từ đầu thế kỷ 20 tới nay, trong dư luận Hoa Kỳ, xuất hiện một yêu cầu mạnh mẽ muốn tăng tính chất hệ thống của nền đại học, thể hiện trên 2 xu thế sau đây:

Một là hình thành ra nhiều tổ chức phi chính phủ để khuyến khích tính hệ thống nói trên, như các tổ chức để đánh giá và xếp bậc chất lượng các trường, các tổ chức kiểm tra và cho điểm các thí sinh muốn được tuyển vào học đại học hay cao học nhằm cung cấp tư liệu cho các trường đó sử dụng trong tuyển sinh của trường mình.

Các tổ chức liên hợp các trường đại học toàn liên bang hoặc theo từng vùng gồm những bang gần nhau để trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với nhau (tất cả các tổ chức nói trên đều là phi chính phủ nên không có tính chất bắt buộc đối với các trường, nhưng nói chung được đa số các trường hưởng ứng, nhất là những trường thuộc loại trung bình đang muốn vươn lên).

Hai là bản thân chính phủ liên bang tuy không được hiến pháp cho có quyền về quản lý giáo dục nhưng cũng nỗ lực phát huy tác dụng của mình thông qua việc nghiên cứu, khuyến cáo và đưa ra các dự án tài trợ đối với các trường đại học trong liên bang.

Để làm được công việc nói trên, chính phủ liên bang đã không ngừng tăng cường và nâng cấp tổ chức cơ quan giáo dục của liên bang, từ cấp phòng khi mới thành lập vào cuối thế kỷ 18, đến cuối thế kỷ 20 đã thành cấp bộ, tuy vẫn không thể là cấp quản lý.

2. Một mô hình khác về tự chủ đại học là mô hình của nước Pháp.

Điểm nổi bật trong mô hình của Pháp với của Hoa Kỳ là vai trò quản lý nhà nước đối với các trường đại học thông qua rất nhiều quy chế, thể lệ, chính sách mà các trường phải tuân theo trên cả 3 mặt: Học vụ, hành chính và tài chính.

Tuy nhà nước không làm thay cho nhà trường đại học bất cứ một việc gì thuộc một trong 3 mặt nói trên, thí dụ không tổ chức tuyển sinh, không biên soạn và xuất bản sách giáo khoa v.v… (nhà nước nói ở đây cụ thể là Bộ Giáo dục và các bộ có liên quan).

Tự chủ về đại học ở Pháp có thể tóm tắt lại là các trường được quyền tổ chức mọi mặt công việc của mình không trái với các chính sách và quy chế đã có của nhà nước.

Vì vậy nên nền đại học Pháp có tính chất là một hệ thống giáo dục quốc gia rõ ràng : Nước Pháp có khoảng 100 trường đại học và cao đẳng (trên tổng số khoảng 60 triệu dân), tuyệt đại bộ phận là trường công, không có trường chất lượng quá thấp, có 2 hay 3 trường vào loại nổi tiếng trên thế giới.

3. Tất cả các kiểu tự chủ khác về đại học có trên thế giới hiện nay đều là những kiểu trung gian giữa mô hình tự chủ kiểu Pháp và mô hình tự chủ kiểu Hoa Kỳ. Các kiểu trung gian đó cũng không kiểu nào giống hoàn toàn kiểu nào.

Xin lưu ý, mặc dầu nền đại học Hoa Kỳ hiện nay được đánh giá rất cao chủ yếu vì có nhiều trường nổi tiếng, việc dạy và học rất có hiệu quả nhưng riêng về mô hình tự chủ đại học không có vai trò quản lý của nhà nước thì hình như không có nước nào trên thế giới làm theo.

Ở đây cần nói rõ, tuy vai trò quản lý của Nhà nước Hoa Kỳ đối với đại học không có ở cấp liên bang và rất mờ nhạt ở cấp bang, nhưng không phải vì vậy mà các trường đại học Hoa Kỳ được coi như những doanh nghiệp.

Ngược lại nó tuân thủ nguyên tắc không vụ lợi, xu hướng không nhằm lợi nhuận được khuyến khích và đề cao trong giáo dục ở Hoa Kỳ, với các trường công thì đương nhiên là không nhằm lợi nhuận, ngay cả đối với các trường tư đa số cũng tuân theo nguyên tắc đó, nhất là các trường tư danh tiếng.

II. Từ những phân tích trên, xin nêu ra một số kiến nghị về mô hình tự chủ nên áp dụng ở ta hiện nay và trong thời gian 20-30 năm sắp tới.

1. Cần xác định rõ ràng tự chủ đại học ở nước ta là kết hợp với sự quản lý của nhà nước, không được phủ nhận hay làm mờ nhạt vai trò quản lý của nhà nước.

Hai mặt đó không mâu thuẫn mà cần bổ sung cho nhau để nhằm một mục tiêu chung duy nhất là xây dựng một nền đại học Việt Nam ứng đáp được tốt nhất yêu cầu hiện nay và lâu dài của đất nước ta.

Không nên nêu ra yêu cầu “bỏ bộ chủ quản” vì khẩu hiệu đó rất mơ hồ. Thế nào là bộ chủ quản? Bộ Giáo dục có phải là bộ chủ quản không?

Phải chăng khẩu hiệu đó là bắt chước máy móc yêu cầu cải tiến quản lý đối với các doanh nghiệp và muốn coi các trường đại học cũng là các doanh nghiệp với mục tiêu duy nhất là làm ăn cho có nhiều lợi nhuận (mà cụ thể là thu được nhiều học phí càng cao càng tốt)?

Khi nhà nước thay mặt xã hội giao quyền tự chủ cho trường đại học là giao quyền đó cho một tập thể được gọi là Hội đồng đại diện của trường chứ không phải là giao cho hiệu trưởng (từ xưa tới nay, tất cả các nước đều thực hiện như vậy, chỉ khác nhau ở thành phần của Hội đồng và tên gọi của Hội đồng ).

Hiệu trưởng đại học vừa phải tuân thủ các quy chế và chính sách về đại học của nhà nước, vừa phải chấp hành các quyết định của Hội đồng lãnh đạo trường khi Hội đồng đó thực thi quyền tự chủ trong phạm vi được các quy chế và chính sách của nhà nước giao cho.

Gần đây có ý kiến lo rằng sau khi nước ta vào WTO, các trường đại học nước ngoài sẽ được vào nước ta hành nghề với quyền tự chủ rất rộng trong khi các trường đại học của nước ta lại phải bị hạn chế bởi sự quản lý của nhà nước, như vậy ta sẽ bị thua ngay trên sân chơi của ta.

Điều này không đáng lo vì ta biết hầu hết các nước trên thế giới đều xác lập rõ ràng vai trò quản lý của nhà nước đối với nền đại học của họ và mỗi nước một cách nên WTO không thể áp đặt một kiểu tự chủ về đại học thống nhất cho tất cả các thành viên của mình.

Cái mà WTO đòi hỏi là các nước thành viên mở cửa cho các trường thuộc các nước thành viên khác được vào hành nghề như những trường tư và không được phân biệt đối xử giữa trường tư trong nước với trường tư ngoài nước theo kiểu ưu ái trong nước và gây khó khăn đối với ngoài nước, chứ không thể có tình hình các trường nước ngoài vào ta hành nghề mà không tuân thủ luật pháp của nước ta.

2. Trên cơ sở các quan điểm (triết lý) nói trên, về vấn đề tự chủ đại học của ta, tôi xin đề cập vắn tắt hướng giải quyết một số vấn đề cụ thể :

Về tổ chức tuyển sinh: Nên sớm giao cho các trường tự tổ chức theo các chính sách và quy chế của bộ. Cần xác định rõ ràng là tổ chức tuyển sinh nghiêm túc là một khâu không thể thiếu để có chất lượng đào tạo.

Trên thế giới tất cả các trường có danh tiếng đều tuyển sinh rất chặt chẽ, chỉ những trường không tự trọng mà chỉ nhằm mục đích cao nhất là lợi nhuận mới tuyển sinh xô bồ, thậm chí chỉ cần nộp đủ học phí là được học.

Không đặt vấn đề nên thu nạp tất cả hay đại bộ phận học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học để “khỏi quá căng thẳng trong tuyển sinh” hay để “đại chúng hóa” đại học!

Các trường Université của Pháp thu nhận tất cả học sinh có bằng tú tài không cần qua thi tuyển, nhưng họ có những lý do lịch sử và cách làm riêng của nước Pháp mà ta không thể bắt chước (trái lại tất cả các trường cao đẳng của Pháp, nhất là các trường cao đẳng dài hạn, đều tổ chức tuyển sinh rất chặt chẽ).

Về chỉ tiêu tuyển sinh: Cần có sự quản lý của nhà nước chứ không thể để các trường tự chủ hoàn toàn. Cần nghiên cứu một cách quản lý mềm dẻo và khoa học, lấy mục tiêu là chất lượng đào tạo và thích nghi với cơ chế thị trường lao động.

Về mức học phí: Cũng cần có sự quản lý của nhà nước và phân biệt giữa trường công và trường tư, giữa trường tư phi lợi nhuận và trường tư có lợi nhuận.

Về tài chính, tổ chức và cán bộ cũng như về học vụ và nghiên cứu khoa học: Nên theo cách nhà nước quản lý như của Pháp, tức là quản lý bằng chính sách và quy chế chứ không chỉ đạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nhất là kiểu “xin cho”, các trường không phải lên bộ thỉnh thị và chờ đợi bộ cho ý kiến.

Nói cách khác, các trường được tự chủ tổ chức mọi công việc, miễn là không trái với các chính sách và quy chế đã có, và như vậy trường không phải xin ý kiến và chờ đợi ý kiến gì của bộ cả.

Bộ chỉ làm công việc hậu kiểm để xem các trường có làm trái các chính sách, quy chế đã có không, và nếu có thì yêu cầu trường phải sửa sai hoặc bộ phải nghiên cứu bổ sung hoặc thay đổi chính sách, quy chế nếu cần.

Source: Theo TP

VIP jobs ( $1000+ )

Suntory PepsiCo
Suntory PepsiCo

Salary : 28 Mil - 32 Mil VND

Ha Noi

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 10 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Sonion Vietnam
Sonion Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 50 Mil - 100 Mil VND

Tuyen Quang | Kien Giang

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO
CÔNG TY CỔ PHẦN WINBIO

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Binh Phuoc | Nghe An

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Facialbar Việt Nam
Công ty Cổ phần Facialbar Việt Nam

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THAI CORP INTERNATIONAL (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH THAI CORP INTERNATIONAL (VIỆT NAM)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Salary : 25 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi

Jabil Vietnam
Jabil Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts ""

Chọn ngành cho tương lai
Chọn ngành nào để sau khi ra trường có một chỗ đứng là mối băn khoăn của nhiều bạn học sinh sắp bước vào kỳ thi ĐH, CĐ sắp tới. Tuổi Trẻ cung cấp thêm một số thông tin để các bạn cân nhắc.
Học bổng Tiến sỹ Khoa học Công nghệ Fulbright năm 2010
ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo Chương trình Học bổng Fulbright lấy bằng Tiến sỹ về Khoa học Công nghệ năm 2010. Người được cấp học bổng sẽ được hỗ trợ tìm trường và hỗ trợ tài chính trong suốt ba năm học. Hạn chót nộp hồ sơ là ngày 15/5/2009.
Giới trẻ sợ… “vào đời”?
80% học sinh THPT và 70% sinh viên sợ… vào đời. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam vừa được công bố vào những ngày đầu năm 2009. Con số này làm người ta không khỏi giật mình.
Kỹ năng mềm - hành trang không thể thiếu của lao động
Kỹ năng mềm (KNM) của lao động đang được xem như là một yếu tố giúp DN thu được nhiều hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, việc ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này thì còn cần một thời gian dài.
Dạy nghề vẫn chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Đó là nhận định chung tại hội nghị "Dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (DN)" được trực tuyến
Triển lãm giáo dục quốc tế VIECA
Liên hiệp Tư vấn Du học Việt Nam – VIECA thông báo tổ chức Triển lãm giáo dục vào ngày 7/3/2008 từ 9h00 đến 17h00 tại khách sạn Horison, 40 Cát Linh, Hà Nội
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback