Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 17,867
Thứ ba, phải có quan hệ lao động, tức là cung và cầu lao động thỏa thuận với nhau, đặc biệt, ở thị trường lao động chính quy thì phải có quy định, tiêu chuẩn lao động, đặc biệt trong đó là vấn đề tiền lương và giá lao động (cái này do thị trường quyết định chứ không do áp đặt). Thứ tư, vấn đề thể chế và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động. Thể chế tức là khung pháp lý của nhà nước - tổ chức hình thành nên để đảm nhận việc quản lý hay tổ chức thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện nay cả 4 yếu tố nói trên đều có vấn đề nên thị trường chính thức - có quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, công ty... vẫn ít (chỉ chiếm 25,6% lao động ngoài xã hội) so với thị trường lao động cấp thấp, tự phát, chưa có quan hệ lao động: tự hành nghề, đạp xích lô, bán hàng rong... Cho nên, ta cần phát triển thị trường lao động ở tầng cao. Hiện nay, khi người lao động có nhu cầu tìm đến với người sử dụng lao động thì phần lớn thuộc giao dịch phi chính thức. Nhưng kinh tế phát triển, mở sàn giao dịch chính thức sẽ tiết kiệm và tránh được những rủi ro. Chúng ta cần một tổ chức, một nơi để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau, tìm hiểu thông tin về nhau, thỏa thuận và tiến tới ký kết hợp đồng lao động. Hiện nay, Chính phủ đang xúc tiến việc thiết lập một số trung tâm giao dịch việc làm hiện đại, đưa hệ thống vi tính vào và có những phần mềm để thiết lập mối liên hệ giữa trung tâm với người sử dụng lao động và người lao động tự do tìm đến đó, truy nhập vào ngân hàng việc làm để tìm những vị trí còn trống. Công tác định hướng nghề nghiệp của ta hiện nay mới chỉ giới hạn ở trong trường phổ thông. Chương trình đào tạo hướng nghiệp cho các em còn mang tính hình thức và thiếu hiệu quả. Cần phải thay đổi hoàn toàn công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, đưa công tác này đến với mọi đối tượng: thanh niên ngoài nhà trường, HS phổ thông, HS trường nghề, SV ĐH... và cả những người đã ra trường, đi làm vì nhà trường có thể tạo định hướng đúng nhưng chưa được thử nghiệm trong cuộc sống. Khi hành nghề rồi, người lao động cần tiếp tục được định hướng để thích ứng và thăng tiến. Người lao động phải thích ứng vì họ bị tác động bởi nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là sự thay đổi công nghệ (không thích ứng sẽ bị đào thải). Người lao động cũng cần phát triển, thăng tiến nên cần định hướng để họ đi theo hướng phù hợp giữa lợi ích của bản thân và của người sử dụng lao động. Thanh niên phải bước vào thị trường công nghệ cao, chính quy nhiều hơn như là một biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng con số 90% thanh niên hiện nay có nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp THPT là không phù hợp với kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Công nghệ cao không chỉ là ĐH - không thiếu nhiều mà còn là lao động kỹ thuật trình độ cao - đang rất thiếu. Phải điều chỉnh việc phân luồng và điều chỉnh tỷ lệ đào tạo giữa ngắn hạn (2 - 3 tháng) và dài hạn (2 - 3 năm). Hiện nay, mới chỉ có 15% nhân lực được đào tạo dài hạn là một bất cập. Vấn đề là hiện nay, nguồn tiền dành cho đào tạo dài hạn trình độ cao đang chủ yếu lấy từ ngân sách, rất ít, không đáp ứng được. Muốn khắc phục cần phải cho nước ngoài vào để hình thành thị trường đào tạo nghề. Nói cách khác tức là thương mại hóa, còn người nghèo sẽ có chính sách riêng. Nước ngoài (cả trường công, trường tư) vào sẽ mang theo công nghệ mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn cũng phải tự đào tạo. Vì đào tạo trình độ cao thì phải cập nhật công nghệ, bên ngoài có gì, mình phải đào tạo ngay cái đó, thậm chí, phải đón đầu. Như nghề điều khiển cần cẩu, mua một cái tốn hàng tỷ thì một trường bình thường của nhà nước muốn trang bị sẽ rất khó khăn.
Source: (Theo SVVN)
Please sign in to perform this function