Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,087
Ngày 8/12/2008, ĐH Hoa Sen đã tổ chức hội thảo “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ” với sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Hội thảo kỷ niệm 100 năm phong trào Duy Tân, qua đó tìm đến một phương pháp đổi mới phương pháp dạy và học bậc đại học hiện nay. Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của một số nhà khoa học và nhà giáo dục tại hội thảo.
TS. Dennis Berg và TS. T.Klammer (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn bang California, Fullerton):
Việt Nam giống Hoa Kỳ cách đây 25 – 30 năm
Qua thời gian, chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam từ quan điểm xem xét những nét tương đồng với những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua trong lĩnh vực giáo dục đại học. T
ôi thấy rằng những thử thách mà hệ thống giáo dục của Việt Nam đang gặp phải cũng tương tự như những thử thách mà các nhà giáo dục của Hoa Kỳ gặp phải cách đây 25 hoặc 30 năm và hiện tại vẫn đang còn phải đương đầu.
Chúng tôi nhớ đến bảy bài học mà chúng tôi muốn các bạn nhớ và hiểu về những nỗ lực của chúng tôi đối với việc giới thiệu đảm bảo chất lượng: không thể hi vọng có kết quả ngay tức thì; giảng viên sẽ chống lại việc đánh giá; hệ thống đánh giá hoặc đánh giá năng lực để nâng cao chất lượng chứ không phải trừng phạt; tính cần thiết của kiểm định là sự san sẻ trách nhiệm đảm bảo chất lượng nghĩa là việc đánh giá phải được tiến hành đầy đủ trên mọi lĩnh vực giáo dục đại học; việc đảm bảo chất lượng sẽ tốn kém.
Và cuối cùng, hãy luôn ghi nhớ câu ngạn ngữ của người Anh rằng: “Đừng sáng tạo những gì đã có”. Hãy tích luỹ thật nhiều ví dụ về cách thực hiện tốt nhất và để cho hệ thống trường bạn có thể lựa chọn và hãy thử tiến hành các hoạt động kiểm định chất lượng đã được áp dụng và kiểm tra.
Th.S Đinh Xuân Hảo (ĐH Sài Gòn):
Giáo dục đại học Việt Nam đang méo mó!
Trong hội thảo “Các cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra một thực trạng không mới nhưng đặc biệt được nhấn mạnh là: Khoa học nông nghiệp đáng lẽ phải được coi là chìa khóa của phát triển thì chưa được coi trọng trong đời sống kinh tế. Chẳng hạn là các sinh viên giỏi nhất tại Việt Nam thường đăng ký vào các ngành CNTT, khoa học máy tính và y khoa.
Tình hình này có thể chỉ phù hợp với một nước như Mỹ, chỉ có 2% dân số nông nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, nơi có trên 60% dân số làm nghề nông thì điều này là “méo mó”.
Các giáo sư Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh là một nền giáo dục tốt phải chú trọng đến đầu ra, Phải coi đào tạo đại học như một hệ thống sản xuất hàng đầu của xã hội, mà sự tồn tại và mục đích của nó là nhu cầu của các hệ thống sản xuất vật chất khác.
Nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi (Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây):
Học là học có nghề có nghiệp
“Học là học có nghề có nghiệp” là phương châm đổi mới căn bản trong đường lối giáo dục quốc dân của phong trào Duy tân – Nghĩa thục. Nó mang tính cách mạng thật sự đối với lớp người đã nhiều thế kỷ tiến thân bằng lối học khoa cử.
Đây là bài ca cổ động thực học của trường Đông Kinh nghĩa thục chống lại lối học cử nghiệp của Tống nho. Các bậc trí thức Nho học Duy Tân kiên quyết đả phá, đòi phế bỏ.
Có hướng dẫn học sinh tuyển chọn những ngả rẽ trong quá trình học tập, căn cứ năng lực và điều kiện của họ, đối với các học sinh ưu tú không có ranh giới cứng giữa các con đường học tập, tức đã manh nha sự liên thông giữa các hệ đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp.
Thiết nghĩ, thực hiện cải cách có nhiều ý tưởng tiếp nối phương châm “học là học có nghề có nghiệp” của các trí thức nho học Duy Tân ái quốc ưu dân thì cái nạn “thừa thầy, thiếu thợ” chắc không đến nỗi nghiêm trọng như bây giờ.
Source: Theo Tiền Phong
Please sign in to perform this function