content-id" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; outline: 0px;">

Để hạn chế tình trạng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, mới đây, trong dự thảo tờ trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất phương án "Người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà sau một năm không tham gia bảo hiểm xã hội đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng một lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng bảo hiểm xã hội". Đề xuất này lập tức nhận được sự phản ứng của người lao động.

Liên quan đến đề xuất này, trong báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Tư pháp khuyến cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội việc thực hiện giải pháp này có thể dẫn đến mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, để tránh gây ra những phản ứng xã hội không tốt như trường hợp Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ BHXH một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động. Từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý…".

Giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Đề xuất thụt lùi - Ảnh 1.

Bạn đọc Trần Thanh Nam bày tỏ: Sửa đổi là để tiến lên đừng để thụt lùi. Nếu đã không làm tốt hơn được thì hãy giữ nguyên.Tiền của người lao động hãy để họ quyết định. Tiền không sinh lời nhưng lại bị mất đi. :Tôi nghĩ mấy chục triệu người không một ai đồng ý. Mục đích của việc sửa đổi này là gì? Cải tiến những gì? Người lao động hưởng được lợi ích gì từ việc thay đổi này?" - bạn đọc này bức xúc. Đồng quan điểm, bạn đọc Hà Thùy viết: "Quỹ BHXH gần đây đề xuất nhiều việc gây hoang mang dư luận và mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm xã hội Cụ thể là việc tăng mức thu, giảm mức chi, cào bằng quyền lợi giữa người đóng nhiều và người đóng ít. Cái cần thiết hiện nay là xem lại bộ máy quản lý quỹ, cách vận hành tiền quỹ thu được và làm sao cho người lao động cảm thấy yên tâm tham gia chứ không phải lúc tìm cách hạn chế chi trả".

Tương tự, bạn đọc Nguyễn Phúc Thịnh bày tỏ quan điểm: "Sửa luật mà để cho người lao động hăng hái tham gia bảo hiểm xã hội thì sửa, còn sửa như thế này người lao động sẽ tẩy chay quỹ bảo hiểm xã hội. Sau dịch, tui sẽ nghỉ việc để rút hết bảo hiểm xã hội. Các vị hãy xuống sống cuộc sống của những người lao động lo chạy cơm hàng ngày hàng tháng thì mấy vị suy nghĩ lại cái thay đổi của mấy vị có hợp không?".

Bạn đọc Bình Sơn góp ý: "Khuyến khích người lao động không rút bằng nhiều cách. Sao không nghĩ tới việc thưởng, mà cứ nghĩ đến phạt. Hãy đưa ra phương án, nếu không rút thì tiền của họ mỗi năm sẽ được tăng thêm bằng lãi suất kỳ hạn 12 tháng của do ngân hàng quy định. Vì họ không rút thì bảo hiểm xã hội cũng gửi tiền vào Ngân hàng. Quy định chỉ cho rút 50% là cách làm cho người lao động càng khổ hơn và không công bằng. Người ta đóng bao nhiêu thì phải được hưởng phần của mình đóng.

Giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Đề xuất thụt lùi - Ảnh 2.

Cùng góc nhìn, bạn đọc Nguyễn Tấn Phương đặt câu hỏi: "Sao bảo hiểm xã hội BHXH không có nhiều phương án khác nhau đảm bảo quyền lợi cho người lao động để họ gắn bó mà không rút BHXH một lần. Sao cứ phải đóng đủ 15 hay 20 năm mới được hưởng lương hưu. Người lao động đóng bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu theo tỷ lệ, miễn là họ đủ các điều kiện còn lại. Hoặc là cộng tổng số năm đóng BHXH của vợ và chồng, đồng thời tuổi trung bình của vợ và chồng đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu thì họ được được hưởng lương hưu (dĩ nhiên là chỉ tính 1 suất)".

Giảm 50% mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần: Đề xuất thụt lùi - Ảnh 3.

Theo bạn đọc Lương Hương, cứ giữ nguyên tuổi về hưu như cũ thì người lao động còn muốn gắn bó, nếu không họ sẽ không rút bảo hiểm một lần. Còn bảo chỉ cho hưởng phân nửa số tiền là bảo hiểm xã hội đang phạm luật và áp đặt. Hãy đặt mình vào vị trí của người lao động đi, xem thử lúc đó còn muốn tăng tuổi nghỉ hưu và giảm 50 phần trăm tiền mồ hôi xương máu của người lao động không". Một bạn đọc tên Hoàng bộc bạch: Hãy làm cách nào để người lao động luôn muốn gắn bó với bảo hiểm xã hội chứ để họ bỏ đi thì ai cũng làm được.