Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,065
Dự diễn đàn, ngoài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn có Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân |
Diễn đàn giáo dục vừa kết thúc tại New York ít giờ trước đã đề cập tới sự cấp thiết phải có những hành động đột phá trong giáo dục ĐH Việt Nam trước thành công "vượt mọi kỳ vọng" của tăng trưởng kinh tế bền vững.
Diễn đàn giáo dục "Trường ĐH: Động lực của sự phát triển" bắt đầu từ 9h sáng ngày 20/6, giờ New York (Mỹ), được tổ chức trong khuôn khổ chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Mỹ.
Cựu thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Bob Kerrey, Hiệu trưởng ĐH The New School, GS Henry Rosovsky đến từ ĐH Harvard, đồng chủ trì diễn đàn.
Tham gia phía Việt Nam có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và đông đảo quan chức.
Bỏ bớt sự tập trung để giáo dục "nhảy vọt" như internet
Có một điều thú vị, các diễn giả đều đánh giá cao những tiến bộ mạnh mẽ của VN hiện nay và khẳng định "những bước phát triển đó là không thể tưởng tượng được".
"Sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam đã vượt mọi kỳ vọng", ông Bob Kerrey, một thượng nghị sỹ rất quan tâm và từng ủng hộ quá trình bình thường hóa quan hệ với VN, khẳng định.
Theo ông, khi VN quyết tâm làm điều gì thì đều làm tốt và khó ai bì kịp. Đã quyết tâm sắt đá muốn phát triển kinh tế thì trong tương lai, VN sẽ có bước phát triển vượt bậc về kinh tế.
"Khi hỏi người dân VN có muốn phát triển như các nước ASEAN không, tôi đều nhận được câu trả lời: "Không, chúng tôi muốn phát triển nhanh, mạnh như Trung Quốc", David Dapice, ĐH Turfs nói.
Ông David Dapice đưa ra một hình dung rất cụ thể về sự phát triển của VN thông qua sự phát triển internet. Năm 2007, VN có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới trong khi chỉ mới 7 năm trước, VN thuộc loại thấp nhất.
Lý giải về sự "nhảy vọt" này, ông Dapice cho rằng khi Nhà nước tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với internet đã tạo nên sự nhảy vọt của internet tại VN.
Tốc độ phát triển internet thể hiện dân trí, trình độ phát triển xã hội. Trong tương lai, người dân ngày càng sử dụng internet nhiều thì văn minh, tri thức, kiến thức tăng lên, kéo theo sức cạnh tranh của VN cũng tăng.
"Vì thế, nếu giáo dục VN bỏ bớt sự tập trung, quản lý quá sâu của Nhà nước thì có thể sẽ phát triển nhanh như internet", David so sánh.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và con người của VN đang gặp khó khăn để bắt kịp với sự phát triển kinh tế bền vững đó.
Theo báo cáo phát triển thế giới, năm 2000, VN chỉ có 2% dân số có từ 13 năm đi học trở lên so với 5% của Trung Quốc, 8% của Ấn Độ, 15% ở Thái Lan và thấp hơn nhiều so với các nước châu Á khác.
Tỉ lệ người dân đi học ĐH trong nhóm tuổi 20-24 năm 2004 của VN chỉ đạt 10%, bằng 1/4 Philippine và 1/4 Thái Lan.
Tỉ lệ này phản ánh rõ ràng thực tế rằng VN đang thiếu hụt lao động có kỹ năng mặc dù nền kinh tế "đang tăng trưởng đáng kinh ngạc".
"Hành động và hành động thật nhanh"
Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ quan điểm "giáo dục ĐH là động lực chính yếu cho phát triển xã hội và kinh tế".
2 năm trước, phái đoàn chuyên trách World Bank - UNESCO về giáo dục của GS Rosovsky và các cộng sự đã nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu xảy ra đối với hệ thống giáo dục ĐH của các nước đang phát triển.
Nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng "thấp một cách kinh ngạc" với chương trình giảng dạy lỗi thời, đội ngũ giảng viên được đãi ngộ kém, ít tận tụy, cơ sở hạ tầng lạc hậu và quản lý chất lượng sai lầm.
Phái đoàn này kêu gọi Chính phủ các nước đang phát triển "hành động và hành động thật nhanh". Chính phủ càng đầu tư nhiều vào cơ bản và giáo dục phổ thông thì càng kích thích nhu cầu của các cấp học cao hơn. Đó chính là giá trị của một hệ thống đa dạng với các trường ĐH nghiên cứu ở vị trí đỉnh cao.
“Trường ĐH hiện đại là một thực thể phức tạp. Những nỗ lực xây dựng nó thường thất bại. Hơn nữa, trong khi Chính phủ Việt Nam mong muốn có những trường ĐH đẳng cấp quốc tế, thì vấn đề đặt ra là liệu có chấp nhận những tiền đề để đạt được mục tiêu này hay không, trong đó có cả việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH và mở rộng không gian học thuật", Bob Kerry đặt vấn đề.
Tom Vallely ở ĐH Harvard, người từng gắn bó và khá am hiểu giáo dục VN, nhận thấy, "nghị quyết 14 (nghị quyết đổi mới toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam - người viết) đã bao hàm những nguyên lý chung này. Nhưng thách thức hiện nay là thực thi".
"Không nên nhập khẩu thuần túy một mô hình"
Chủ tịch nước tặng quà cho ông Bob Kerry, Hiệu trưởng Trường ĐH The New School. |
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function