Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 26,020
Một phần ba số HS giỏi của Hà Nội là HS Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam. |
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều địa phương, thì giờ đây để thuyết phục được những học sinh giỏi tham gia vào đội tuyển thực sự khó.
Học sinh chê
Chuyện tưởng đùa nhưng lại là sự thật 100%, đó là hiện tượng rất nhiều HS của các trường chuyên, lớp chọn cứ đến lớp 11-12 là lại làm đơn xin ra khỏi lớp chuyên. Hoặc hơn nữa, vào đợt thi quyết định để chọn lựa học sinh giỏi (HSG) quốc gia, nhiều TS cáo bệnh, bỏ thi, thậm chí là cố tình "tự đánh rớt mình" để không phải vào đội tuyển - thầy Võ Anh Dũng - Hiệu trưởng Trường chuyên Lê Hồng Phong, chiếc nôi đào tạo nhân tài của TPHCM - than thở.
Những thống kê tại trường Lê Hồng Phong minh chứng cho sự ưu tư của vị hiệu trưởng này: Nếu như vào niên khoá 2006 - 2007, đầu vào của các lớp 10 chuyên tại trường luôn sàng lọc thật kỹ để chỉ chọn ra 25-30 HS có điểm số cao nhất theo học thì qua các năm học, số HS của các lớp chuyên này rụng dần. Cụ thể, với lứa HS chuyên đầu vào là năm 2006-2007 (lớp 10) đến niên học 2008-2009 (lớp 12), lớp chuyên lý của trường chỉ còn 13 em, lớp chuyên sinh còn 15 em, chuyên hoá còn được 19 em.
Thầy Dũng giải thích: Phụ huynh và cả HS đều chủ động làm đơn xin ra khỏi lớp chuyên với lý do học lớp chuyên quá cực, kiến thức chuyên đòi hỏi rất cao và ngày càng có khuynh hướng cách xa với kiến thức thi ĐH. Vì vậy, để đảm bảo chắc ăn trong kỳ thi ĐH, điều tất yếu phải xảy ra đó là từ bỏ lớp chuyên để chuyên tâm ôn thi ĐH.
Năm 2008, Hà Nội có 1.327 HS lớp 11, lớp 12 tham gia kỳ thi HS giỏi cấp thành phố và có 630 HS đoạt giải. Tỉ lệ HS đoạt giải của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chiếm 1/3 tổng số trên, với 201 HS. Số còn lại thuộc về các trường THPT trên địa bàn, với Chu Văn An 82 giải, Phan Đình Phùng 20, Nguyễn Gia Thiều 18, Kim Liên 16...
Điều đáng ngạc nhiên là các trường: Việt Đức, Thăng Long - những trường vốn có nhiều HSG - nhưng lại chỉ có được khoảng 10 giải. Lý giải điều này, lãnh đạo các trường nhận định là do HS không muốn tham gia kỳ thi khi Bộ GDĐT có quyết định bỏ tuyển thẳng vào ĐH, CĐ đối với HSG quốc gia.
Thầy Dương Thế Phương - Giám đốc Sở GDĐT Bình Dương - ngao ngán: Từ khi bộ đưa ra chủ trương thắt chặt đầu vào và bãi bỏ những ưu tiên dành cho HSG cấp quốc gia, thì số thành viên đội tuyển của địa phương sụt giảm hẳn và các em không còn "mặn mà" gì với cuộc thi này. Chính vì vậy, Bình Dương hầu như không bao giờ đủ đại diện của tất cả các đội tuyển của từng môn để dự thi HSG quốc gia.
Có hâm nóng được trở lại?
Để lấy lại sự hấp dẫn cho kỳ thi HSG quốc gia, tăng số lượng HS được giải, nhiều giải pháp đã được đưa ra, cả từ phía Bộ GDĐT lẫn các địa phương. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đề xuất, đối với môn toán sẽ tăng thời gian làm bài từ 180 phút lên 240 phút. Bởi vì với đề thi gồm 7 câu thì thời gian 180 phút để làm bài theo quy định của quy chế hiện hành là không phù hợp.
Giải pháp này - theo giải thích của bộ - là nhằm tuyển chọn tỉ lệ HS giỏi toán nhiều hơn, như vậy sẽ chọn được những hạt giống tốt cho các kỳ thi HSG quốc tế và khu vực. Hay để khuyến khích TS, bộ dự kiến sẽ không chỉ cộng điểm cho những TS đoạt giải trong các kỳ thi từ cấp tỉnh trở lên trong năm học lớp 12 nữa, mà sẽ tính chung trong cả quá trình học 3 năm ở bậc THPT...
Một số địa phương cũng đề nghị sửa đổi quy định về ưu tiên đối với HSG theo hướng: Những HS đoạt giải HSG quốc gia được miễn thi môn đoạt giải, nếu môn thi đó có tổ chức thi tuyển vào trường ĐH, CĐ mà HS đăng ký dự thi. Môn miễn thi được tính điểm vào tổng các môn thi để làm căn cứ xét tuyển vào trường ĐH, CĐ đó và mức điểm được quy định như sau: Giải nhất: 10 điểm; giải nhì: 9 điểm; giải ba: 8 điểm; giải khuyến khích: 7 điểm. Những HS đoạt từ giải khuyến khích đến giải nhì, nếu không muốn hưởng điểm ưu tiên này sẽ đăng ký dự thi, điểm bài thi sẽ là điểm chính thức thay thế điểm thưởng môn đoạt giải HSG quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Ngai - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM - cho rằng: Đa số các địa phương đều rất nghiêm túc trong việc tuyển lựa, tổ chức các kỳ thi HSG để chọn lựa ra những TS tham gia vòng thi cấp quốc gia. Chính vì vậy, những HS đoạt giải quốc gia phần đông là có chất lượng thật sự. Vì lẽ đó, rất cần sự ưu đãi chính đáng từ phía Bộ GDĐT đối với những tài năng này.
Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2008: Cả kỳ thi có 38 giải nhất, nhưng riêng môn toán và môn văn đều không có giải nhất nào. Cả nước có 1.568 HS đoạt giải HSG quốc gia 2008 ở 11 môn thi (38 giải nhất, 246 giải nhì, 616 giải ba, 668 giải khuyến khích) trên tổng số 3.645 TS dự thi. So với năm 2007, số TS đoạt giải thấp hơn, tỉ lệ TS đoạt giải trên tổng số TS dự thi cũng thấp hơn (năm ngoái có 1.635 HSG quốc gia, đạt tỉ lệ 44,08%). Xét cụ thể kết quả của từng môn có sự không đồng đều. Cả kỳ thi có 38 giải nhất, nhưng riêng môn toán và môn văn đều không có giải nhất nào. Thậm chí, môn toán chỉ có 33 giải (số TS đoạt giải đạt tỉ lệ 8,4% so với số TS dự thi), trong khi phần lớn các môn khác đều có hàng trăm giải. Năm 2007, môn toán cũng chỉ có 41 giải (đạt tỉ lệ 10,28%). |
Source: Theo Lao Động
Please sign in to perform this function