Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 30,107
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Việc trở thành thủ khoa của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 khiến cho phụ huynh rất tự hào về con em mình. Bên cạnh học tập để trau dồi kiến thức cho bản thân, phụ huynh cũng có thể định hướng các em tìm việc làm thêm, việc làm part time để trau dồi kỹ năng mềm. Nhiều giáo viên đảm nhiệm việc giáo dục học sinh (HS) bậc THCS cho rằng, lâu nay các nhà giáo dục mới chỉ quan tâm HS vào lớp 1 và khi HS chuẩn bị tốt nghiệp THPT, chưa quan tâm khi HS bước vào bậc học THCS - đây mới là quãng thời gian vô cùng quan trọng khi trẻ có những chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý.
Đó là nguyên nhân khiến những đứa trẻ vốn ngoan ngoãn trong mắt cha mẹ, thầy cô lại bất chợt gây shock cho nhiều người vì những hành vi khó lý giải.
Chuyện ghi ở văn phòng tư vấn tâm lý
Một ca tư vấn ngoài giờ làm việc trong ngày chủ nhật. Người phụ trách văn phòng tư vấn cho trẻ vị thành niên tại phố Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội) đã không thể từ chối lời đề nghị qua điện thoại của một bà mẹ ở Đông Anh về mong muốn nhà tâm lý gặp gỡ tư vấn cho cô con gái 14 tuổi. Theo lời kể thì cô bé học lớp 8, vốn ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ trong mắt cha mẹ. Nhưng đùng một cái, bà mẹ phát hiện con gái cậy két tiền của gia đình để lấy tiền mua một chiếc điện thoại di động. Khi bị mẹ căn vặn và tịch thu chiếc điện thoại, cô con gái tỏ ra bất mãn và có hành vi đối phó với cha mẹ.
TS tâm lý học Trương Bích Hà, giám đốc công ty tư vấn tâm lý Khánh Hà, kể lại: cô bé 14 tuổi đó đến văn phòng của tôi cùng cô chị gái, do chị gái thuyết phục. Cuộc trò chuyện diễn ra trong hơn một giờ. Tôi bảo “cháu hãy viết ra giấy những điều cháu đang muốn” và cô bé đã viết “cháu thích một cái điện thoại di động và một máy học ngoại ngữ”. Tôi hỏi lý do, cô bé nói: cháu cần điện thoại để nhắn tin cho các bạn, chúng cháu có những điều bí mật không thể trao đổi tại lớp. Lớp cháu có khoảng 10 bạn có điện thoại. Còn máy học ngoại ngữ, cháu thích vì trông nó đẹp...
Câu chuyện về “chiếc điện thoại” là sự mở đầu cho một chuỗi những chia sẻ của cô bé mới lớn bị lôi kéo bởi môi trường bạn bè “thích sành điệu”, thích những thứ là mode. Và khao khát đó đã dẫn đến hành vi lấy trộm tiền của mẹ. Bà Hà cho biết nếu hiểu được tâm lý trẻ, hiểu được nguyên nhân tác động đến hành vi của trẻ thì sẽ có cách điều chỉnh.
Tại phòng tư vấn tâm lý, chúng tôi gặp một phụ nữ nhà ở ngõ Văn Chương (Khâm Thiên, Hà Nội). Theo trình bày của người phụ nữ này thì chị đang có một nỗi khổ tâm khi con còn đang học tại một trường THCS nhưng đã đem lòng yêu một thanh niên làm nghề tạo mẫu tóc. Gia đình càng cấm đoán thì con gái chị càng kiên quyết gắn bó với cậu thanh niên kia, cha mẹ và con ở hai bên chiến tuyến. Gần đây cô bé bỏ học, bỏ luôn nhà đi biệt tăm...
Những nhà tâm lý tại văn phòng này cho biết: có đến 70-80% ca tư vấn cho trường hợp người vị thành niên đều liên quan đến vấn đề tình cảm khác giới và cả tình dục. Một số bậc cha mẹ tìm đến nhà tư vấn tâm lý trong tình trạng bị shock sau khi phát hiện chuyện thầm kín của con cái. Một phụ nữ khác không muốn nêu danh tính nước mắt ngắn nước mắt dài cho biết: "Con gái tôi và những đứa bạn khác trong nhóm của nó đã tuyên bố “sẽ tự tử nếu không được người lớn tôn trọng”. Vậy tôi phải làm sao khi cháu có tình cảm đặc biệt với một bạn trai cùng lớp khi đang học lớp 8 và vì thế mà từ một HS giỏi, cháu chỉ đạt loại khá?".
Bác sĩ Nguyễn Trọng An, phó vụ trưởng vụ trẻ em - Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em, cho biết: Trong dự án theo dõi trên 2.000 trẻ em 2001-2015 tại năm tỉnh, thành phố trên cả nước chúng tôi thấy nổi lên vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có 8-22% trẻ em tham gia dự án có dấu hiệu rối nhiễu tâm trí. Có nhiều biểu hiện của rối nhiễu tâm trí: chán học, trở nên lì lợm, khó bảo, cư xử thô bạo. Trẻ bị rối nhiễu một phần nguyên nhân do tác động của môi trường, sự ít hiểu biết và quan tâm không đúng mức của người lớn và áp lực học tập. |
Và chuyện ở trường học
Cô giáo chủ nhiệm lớp 9 Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) kể: một HS sau khi bị mẹ trách mắng đã lên blog nói xấu, chửi mẹ vô cùng thậm tệ. Sự việc này đã khiến chính các thầy cô trong trường bị shock và không thể tập trung giảng dạy được vào buổi hôm đó.
Cũng cô giáo này tâm sự: càng ngày chúng tôi càng thấy khó khăn trong việc uốn nắn, dạy dỗ HS. Những bài học mang tính áp đặt, những chuẩn mực được truyền giảng một chiều không còn thích hợp khi con trẻ bây giờ được cập nhật quá nhiều thông tin cả tốt và xấu.
Lứa tuổi 12-15, nhiều HS đã bắt đầu dậy thì và có những diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó chương trình học kín mít, giáo viên chỉ lo được việc dạy kiến thức, cha mẹ thì có nhiều lý do để bận và đến một lúc giật mình thì con cái đã vuột ra khỏi vòng tay mình.
Trong thời gian gầy đây nhiều sự việc đáng tiếc liên quan đến HS tuổi “lỡ cỡ” - như chuyện các nữ sinh rủ nhau tự tử tập thể ở TP Buôn Ma Thuột, Hải Dương, Hà Nội... đều bắt nguồn từ những phản ứng non nớt, bồng bột với cha mẹ, thầy cô khi thấy mình “không được hiểu, được chia sẻ và tôn trọng”. Một số cha mẹ HS bắt đầu giật mình khi thấy con “bỗng dưng trầm tính kêu “buồn không biết vì sao mà buồn”. Hoặc bất ngờ thấy con lưu trong máy tính những ảnh, video clip và truyện liên quan đến chuyện sex...
Sống giữa trùng trùng thông tin của xã hội hiện đại nhưng có một thực tế là HS tuổi mới lớn đang thiếu một cây cầu thân thiện thực sự để được hiểu, được giúp đỡ, định hướng. Cô Hoàng Liên Minh, giáo viên nổi tiếng cảm hóa học sinh hư ở trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: "Bí quyết để thu phục những HS ngang tàng, ngỗ nghịch tưởng hết thuốc chữa là phải hiểu chúng, hiểu hoàn cảnh, hiểu tính tính, hiểu ý thích và hiểu điểm yếu nhất... Những đứa trẻ từ bậc THCS đã được quan tâm đúng mức thì nguy cơ phát triển lệch lạc sẽ ít đi và ngược lại".
Cũng cùng quan điểm này, TS Trương Bích Hà cho biết: Trẻ ở tuổi 12-15 tuy có những chuyển biến mạnh về tâm lý, nhưng sẽ dễ điều chỉnh, nhưng để vài năm sau sẽ rất khó. Ví dụ gần đây tình trạng HS bậc THCS có quan hệ yêu đương sớm rất nhiều, nhưng đa phần dừng lại ở những cảm xúc nhẹ nhàng và hậu quả mới chỉ dừng lại ở sự xao lãng học hành, mải chơi... nhưng nếu tiến hơn nữa ở bậc THPT tình cảm khác giới sẽ gần với tình dục và hậu quả lớn hơn. Theo TS Hà, cần phải nghĩ đến việc tuyển giáo viên chuyên ngành tâm lý giáo dục trong các trường THCS, hoặc các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm phải có kiến thức sâu hơn về tâm lý lứa tuổi mới lớn
Source: Theo TTO
Please sign in to perform this function