Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 33,239
Ngày đầu tiên đi làm ở cơ quan mới, một công ty liên doanh của Hà Lan, Phương được vị sếp người nước ngoài vỗ vai dặn dò đúng một câu: "Tôi mong bạn sẽ tận dụng được tối đa thời gian của mình".
Vốn là người chăm chỉ, lại muốn thể hiện nhiệt tình của mình với công việc mới, Phương thường xuyên đi làm sớm và ra về rất muộn giống như cách cô đã làm ở công ty cũ. Tuy nhiên, sau hai tháng làm việc theo cái cách mà Phương cho rằng đã "tận dụng tối đa thời gian", cô được sếp mời lên nói chuyện.
Trái ngược hẳn với những gì Phương nghĩ, vị sếp Tây không hề khen ngợi tinh thần làm việc của cô mà phê bình thẳng thắn: "Bạn đã không làm việc tốt nhất như bạn có thể trong suốt hai tháng qua. Bạn không hiểu công việc của mình. Đáng lẽ ra tôi đã có thể yêu cầu bạn trả tiền điện cho công ty vì những giờ bạn tự ý ở lại làm việc muộn mà không hiệu quả. Thời gian làm việc tăng lên, thời gian nghỉ ngơi của bạn sẽ phải rút ngắn, nhưng hôm sau bạn lại cố gắng đi làm thật sớm. Với một vị trí yêu cầu tính tập thể rất cao mà bạn luôn đi làm sớm hơn để ngồi chờ mọi người trong sự mỏi mệt thì làm sao bạn có thể phát huy tính sáng tạo và cộng tác tốt cùng đồng nghiệp được!".
Lúc này Phương mới hiểu "tận dụng tối đa thời gian" không phải là cố gắng dành càng nhiều thời gian cho công việc càng tốt mà là cố gắng làm được nhiều việc nhất trong một thời gian nhất định. Với sếp Tây, quan trọng nhất là làm được bao nhiêu công việc chứ không phải là làm bao nhiêu thời giờ. Và cô thực sự hiểu hết khẩu hiệu "hết việc chứ không hết giờ" mà các đồng nghiệp chung văn phòng cô thường nhắc nhở những người mới đến.
"Làm việc với ông chủ ngoại, bài học đầu tiên tôi nhận được là đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt", Thanh Quý, nhân viên maketting, nói. Vị sếp người nước ngoài của anh nổi tiếng là dễ tính, vui vẻ, luôn khuyến khích nhân viên tạo ra tiếng cười và sự thoải mái khi làm việc. Ông thường xuyên mặc những chiếc áo hoa hoét sặc sỡ đi làm và không mấy khi quan tâm đến chuyện ăn mặc của nhân viên.
Bởi thế, một buổi sáng đi làm muộn, Quý vơ vội chiếc áo phông trong tủ mặc vào người. Vừa đến cơ quan, anh đã phải hứng trọn cơn giận dữ của sếp vì trên chiếc áo anh mặc bừa trong lúc vội vã in logo và tên của một công ty đối thủ. "Ai sẽ tin những điều anh nói về công ty của chúng ta khi anh khoác trên người biểu tượng của công ty khác? Anh bị sa thải", đó là câu cuối cùng vị sếp vui tính nói với anh.
Người nước ngoài rất tinh ý và thường đánh giá bạn qua những hành vi rất nhỏ mà bạn không mấy khi ngờ tới. Mai Thu trước đây có thời gian làm việc cho một tổ chức phi chính phủ sang Việt Nam thực hiện một số dự án viện trợ. Cô không thể quên lời căn vặn của vị sếp trong chuyến đi thực tế hồi đó. Ngồi trong xe ô tô, đường xa, mỏi mệt, cô mời mọi người ăn kẹo. Vừa ăn vừa trò chuyện, Thu tiện tay vo vo mẩu giấy kẹo búng ra ngoài cửa xe khi đi ngang qua một cánh đồng. Ngay lập tức, vị sếp hỏi: "Mày không yêu đất nước mày sao?". Cảm giác xấu hổ đó khiến cho mối quan hệ giữa cô và vị sếp về sau không được tự nhiên như trước nữa. Sau đó cô chuyển sang một công ty khác và vẫn còn cảm thấy xấu hổ mỗi khi nhớ lại.
Source: Theo Ngôi sao
Please sign in to perform this function