Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,512
Lao động nữ khi mang thai thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Do đó, pháp luật đã có các quy định dành riêng cho đối tượng này.
1. Thêm nhiều công việc được giảm giờ làm
Khoản 2, Điều 155 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 ghi nhận: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Lao động nữ khi mang thai thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý
So với quy định này, BLLĐ năm 2019 đã cụ thể, chi tiết hơn về các công việc mà lao động nữ được bảo vệ thai sản tại khoản 2, Điều 137 như sau:
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có thể thấy, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm nhiều công việc mà người lao động nữ mang thai được giảm 1 giờ làm việc hàng ngày gồm: Nghề, công việc độc hại, nguy hiểm; Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Nghề, công việc khác có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.
2. Được chuyển làm công việc khác an toàn hơn
BLLĐ năm 2019 quy định giờ làm việc bình thường đối với người lao động là không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Riêng với lao động nữ mang thai, giờ làm việc sẽ được giảm bớt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, theo BLLĐ năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc phải mang thai tới tháng thứ 7 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn. Đồng nghĩa với đó, khi mang thai dưới 7 tháng, lao động nữ vẫn phải làm công việc nặng nhọc như bình thường.
Với BLLĐ năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.
Có thể thấy, từ ngày 1-1-2021, lao động nữ chỉ cần mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 1 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Từ năm 2021, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ
3. Có quyền từ chối làm thêm giờ
Để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1, Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
Do đó, lao động nữ mang thai dưới 7 tháng hoặc dưới 6 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a, khoản 2, Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.
Vì vậy, lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.
Source: Theo Báo Người Lao Động
Please sign in to perform this function