Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 28,580
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Dù bạn đang làm kỹ thuật viên, giáo viên hay bác sĩ thì tính cách của bạn cũng bị ảnh hưởng theo mùa mà bạn yêu thích. “Tốt nghiệp ĐHSP TPHCM, đi làm đã 8 năm nhưng hiện nay tôi vẫn ở nhà trọ, ăn cơm bụi. Và cay đắng hơn là làm thầy giáo chừng ấy năm trời mà tôi chưa một lần đứng trên bục giảng”.
“Tốt nghiệp ĐHSP TPHCM, đi làm đã 8 năm nhưng hiện nay tôi vẫn ở nhà trọ, ăn cơm bụi. Và cay đắng hơn là làm thầy giáo chừng ấy năm trời mà tôi chưa một lần đứng trên bục giảng”.
Đó là lời tâm sự của T.N.T khi nói về nghề quản nhiệm của mình.
“Em chào cô… ngủ!”
Tốt nghiệp ra trường, cũng như số đông bạn bè cùng lớp, T không về quê mà quyết định bám trụ lại thành phố. Không hộ khẩu, không quen biết nên không có cơ hội xin vào dạy ở các trường công lập, T đành phải vào làm hợp đồng ngắn hạn với công việc quản nhiệm ở một trường ngoài công lập.
Lúc nhận việc, T rất băn khoăn vì trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường, T chưa hề nghe đến công việc này.
Ở các trường ngoài công lập, mặt bằng học lực và hạnh kiểm của học sinh luôn luôn ở mức “đáng quan tâm”. Do vậy, để đảm bảo chất lượng, các trường phải áp dụng phương pháp sư phạm theo kiểu “khép kín”: Học sinh học sáng, học chiều, thậm chí cả học tối.
Điều này cũng có nghĩa là học sinh phải học theo chế độ bán trú hoặc nội trú. Vậy ai sẽ quản lý, coi sóc các em ngoài giờ học? Xin thưa: Có quản nhiệm.
Công việc của quản nhiệm là theo dõi, quản lý học sinh một lớp học từ khi các em có mặt ở trường cho đến khi tan học buổi chiều (đối với bán trú) và đến cả giấc ngủ buổi tối (đối với học sinh nội trú).
Trong suốt thời gian ấy, vị trí của quản nhiệm là hành lang, cửa lớp, nhà ăn, phòng ngủ... Đối với giáo viên bộ môn đứng lớp, quản nhiệm có nhiệm vụ quan hệ, hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy việc học tập của học sinh lớp mình.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên bộ môn nhìn quản nhiệm bằng “một phần hai con mắt”. Quan hệ giữa quản nhiệm và phụ huynh học sinh là quan hệ thường xuyên nhất, thể hiện sự gắn bó giữa nhà trường và gia đình.
Có nhiều phụ huynh do “bất đồng quan điểm” với quản nhiệm trong việc quản lý, chăm sóc con em của mình đã dõng dạc: “Cho tôi gặp ông chủ trường!”.
Có một điều như là tất yếu ở trường ngoài công lập: Quản nhiệm không vừa lòng học sinh thì học sinh “đâm đơn” lên lãnh đạo nhà trường đề nghị đổi người khác “dễ thương” hơn.
Đáng thương nhất là quản nhiệm các lớp cuối cấp. Nếu cuối khóa, học sinh thi đỗ tốt nghiệp tỷ lệ cao thì tất nhiên, đó là công sức chung của cả trường.
Còn chẳng may tỷ lệ đỗ tốt nghiệp quá thấp thì, lỗi này do quản nhiệm vì quản nhiệm không quán xuyến, nhắc nhở các em học hành. Kết quả là một lá thư “cảm ơn” từ Hội đồng quản trị nhà trường gửi xuống!
Cô N.H.P, cử nhân Ngữ văn ĐHSP chua chát nói: “Đã là thầy cô giáo thì phải dạy học trò, ít hay nhiều học trò mới nể trọng. Mình làm quản nhiệm cứ suốt ngày thập thò (nói theo ngôn ngữ của học trò) ở hành lang, cửa lớp, nếu học trò hiểu và thông cảm thì rất thương quản nhiệm nhưng có nhiều em coi thường quản nhiệm lắm.
Có học sinh gặp tôi, chào rằng: “Em chào cô ngủ” vì trưa nào tôi cũng coi sóc, nhắc nhở các em đi ngủ trưa cho đúng giờ !”.
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?
Những người làm công tác quản nhiệm đều phải có bằng cấp sư phạm hẳn hoi. Có nhiều người đã từng có thâm niên đứng lớp hàng chục năm, có người đã từng là hiệu trưởng, hiệu phó và phần lớn là sinh viên sư phạm vừa mới ra trường không xin được chỗ dạy.
Thầy quản nhiệm N.V.C, nguyên trước đây giáo viên dạy Toán đã thổ lộ: “Không có gì chắc chắn cả. Cái nghề này là nghề theo mùa vụ. Học kỳ này làm, học kỳ tới chưa chắc còn tồn tại. Tôi đã lớn tuổi, gắng cầm cự cho đến khi đứa con đầu của tôi tốt nghiệp ĐH”.
Còn quản nhiệm T.N.T, nhân vật được chúng tôi đề cập ở đầu bài viết này thì cho biết: “Sau 8 năm lần lữa ở trường với chức danh quản nhiệm và đồng lương khiêm tốn, tôi muốn thực hiện được mong ước giản dị thời còn ở giảng đường sư phạm, đó là được đứng trên bục giảng như nhiều bạn bè đồng nghiệp khác.
Cứ làm mãi cái nghề quản nhiệm, kiến thức chuyên môn ngày càng mai một dần. Nói thật, ra trường 8 năm rồi mà không đi dạy được một buổi, giờ vác đơn đi xin việc ở các trường thì cũng khó. Đúng là đi thì lỡ dở mà ở thì... long đong”.
Hình thành một cách tự phát nhưng hiện nay, đội ngũ những người quản nhiệm ở các trường ngoài công lập khá đông đảo. Công sức của họ đóng góp cho nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ cũng không nhỏ.
Thế nhưng, chưa có một trường sư phạm nào đào tạo nghề quản nhiệm.Và vị trí của họ trong xã hội cũng vậy. Có ai để ý?
Source: (Theo Tiền Phong)
Please sign in to perform this function