Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 28,328
Đôi khi chỉ vì một câu nói lỡ lời cũng có thể khiến mọi người trong công ty có cái nhìn và ấn tượng không tốt về bạn. Do vậy, trong khi giao tiếp tại nơi làm việc, như việc làm kế hoạch sản xuất, việc làm merchandiser, việc làm công nghệ thực phẩm,..., bạn cần phải hết sức lưu ý và thận trọng trong lời nói. Dưới đây là 10 câu nói tồi tệ nhất mà bạn nên tránh ở nơi làm việc:
“Ông/bà ta là vị sếp ngớ ngẩn nhất mà tôi từng gặp”
Khi “buôn” chuyện với đồng nghiệp, bạn nói xấu sếp của mình. Bạn cứ cho rằng câu nói này không ảnh hưởng gì đến bạn và sếp sẽ không thể biết được. Tuy nhiên, bạn đã nhầm. Bạn nên nhớ rằng công sở là nơi “tai vách mạch rừng”, mọi lời nói và cử chỉ của bạn đều bị mọi người để ý, đánh giá. Do vậy, khi câu nói này đến tai của sếp thì đương nhiên, người sẽ gánh chịu mọi hậu quả xấu là bạn. Hãy thận trọng khi đánh giá về sếp trước mặt những đồng nghiệp khác.
“Đó không phải là việc của tôi”
Sếp đến bàn làm việc của bạn và yêu cầu bạn làm một số việc ngoài nhiệm vụ của bạn. Thay vì, nói câu nói trên, bạn có thể khéo léo nói với sếp rằng bạn đang rất bận và bạn sẽ hoàn thành những việc sếp vừa giao vào một khoảng thời gian khác. Bằng cách khéo léo như vậy, bạn vừa có thể lấy lòng sếp, vừa có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
“Ai cũng có thể làm được công việc của ông ta hết”
Thật là không hay chút nào khi bạn cứ luôn miệng nói xấu sếp, nhạo báng những ý tưởng và quyết định mà sếp đưa ra. Những lời nói xấu của bạn sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy mệt mỏi và có ấn tượng xấu về bạn. Hơn nữa, sẽ là thảm hoạ đối với bạn khi sếp phát hiện ra bạn nói xấu ông ta. Trước khi nhận xét về người khác, bạn nên tự đặt mình vào vị trí của người đó để có thể có cái nhìn khách quan về họ.
“Đuổi việc tôi và ông/bà sẽ thấy hối hận”
Trong một lần tranh cãi với sếp và bạn đã nói câu nói này với sếp. Bạn cho rằng bạn đóng vai trò quan trọng trong công ty và tự tin vào khả năng của bạn. Bạn cho rằng sếp sẽ không dám đuổi việc bạn. Những ý nghĩ của bạn như vậy quả là lố bịch. Bạn nên nhớ rằng còn rất nhiều người tài hơn bạn. Cho dù bạn là một nhân viên có năng lực đi chăng nữa nhưng sếp của bạn vẫn sẵn sàng sa thải bạn, một nhân viên cao ngạo và không coi sếp ra gì hết. Do vậy, hãy thật khiêm tốn và dễ gần ở nơi làm việc. Chịu khó học hỏi mọi thứ xung quanh thay vì hoang tưởng về khả năng của bạn.
“Tại sao tôi không được truy cập vào Facebook của mình nữa?”
Hầu hết các sếp đều không muốn nhân viên của mình dành thời gian làm việc vào việc riêng như truy cập vào các mạng xã hội như Bebo và Facebook… Do vậy, nếu khi không được truy cập vào các mạng xã hội thì bạn cũng không nên đưa ra một câu hỏi ngớ ngẩn như vậy với sếp của mình.
“Được rồi, tôi sẽ thực hiện công việc khi tôi cảm thấy đã sẵn sàng”
Một nhân viên chăm chỉ và nhiệt tình với công việc sẽ không bao giờ nói câu này với sếp, đồng nghiệp trong công ty. Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là một nhân viên “chảnh” và lười biếng. Do vậy, bất cứ khi nào được giao việc, cho dù là lúc đó bạn rất bận rộn thì bạn cũng nên tỏ ra hăng hái và khéo léo khi nhận việc. Hãy làm việc chăm chỉ và bạn sẽ không bao giờ bị thiệt thòi.
“Ông ta làm thế nào mà được làm sếp vậy nhỉ?”
Bạn cho rằng bạn thông minh và giỏi giang hơn vị sếp mới vừa được thăng chức của bạn? Suy nghĩ này của bạn quả thực là hết sức cao ngạo và hoang tưởng. Bạn nên nhớ rằng trước khi được thăng chức, sếp mới của bạn đã phải trải qua rất nhiều thách thức. Để có được vị trí như hiện tại, ông ta phải được ban lãnh đạo thừa nhận khả năng. Thế nên, bạn hãy từ bỏ ý nghĩ coi thường khả năng của ông ta. Đặc biệt, đừng bao giờ nói câu này ở nơi làm việc khi nói về sếp mới của mình.
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function