Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 29,420
Đối với người nước ngoài, nói xấu đồng nghiệp là một điều tối kỵ thì ở Việt Nam, nói xấu các đồng nghiệp là chuyện "thường ngày ở công sở". Và các bạn không biết rằng: chính việc nói xấu người khác cũng đang hạ thấp chính mình.
Vừa bước chân đến công ty, Loan đã chạm ngay phải cái nhìn khó chịu, ánh mắt soi mói, dè bỉu của các nam đồng nghiệp. Vốn là một nữ nhân viên xinh đẹp lại giỏi giang trong công việc, khéo léo trong ngoại giao nên Loan đã nhanh chóng lấy được lòng các nam đồng nghiệp và ngay cả sếp, một người khá khó tính.
Nhưng dạo này, cứ bước chân đến cơ quan là Loan lại nhận được những cái nhìn khó chịu của các đồng nghiệp cùng những lời xì xào bàn tán sau lưng cô. Và một lần vô tình ở nhà vệ sinh cô đã nghe được Minh, một nhân viên cùng phòng đang “khoe” với một đồng nghiệp khác:
- “Mày biết không, hôm qua tao gặp cái Loan cặp với một ông Tây, hai người trông có vẻ khá tình tứ”.
- “Thế sao! cặp với sếp mình chưa đủ à mà còn định "chài" cả ông Tây đó nữa. Công nhận con bé đó xinh nhưng mà ma lanh lắm. Nó biết tận dụng sắc đẹp của mình. Không biết ngoài sếp, ông tây nó còn có bao nhiêu bồ nữa”.
Nghe đến đây, Loan choáng váng không tin các đồng nghiệp lại có thể dựng đứng câu chuyện của mình lên như vậy. Đến đây thì Loan đã hiểu tại sao mọi người lại nhìn mình với ánh mắt khác lạ như thế. Mọi người cho rằng để đạt được mục đích Loan đã “cặp” với sếp. Thực sự, chưa bao giờ Loan có suy nghĩ, ý định cặp với sếp. Việc Loan được sếp ưu ái là do cô đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng làm ăn lớn cho công ty. Đối với cô, sếp như một người anh trai, người cha và là một giám đốc mẫu mực. Ông không chỉ giúp đỡ Loan trong công việc mà còn coi cô như cô con gái trong gia đình, thế thì làm sao có chuyện “tằng tựu” với sếp như lời các đồng nghiệp kia được.
Còn cái việc đi với anh chàng Tây hôm qua, mọi người vu đó là tình nhân của cô thì lại càng hàm hồ. Bởi cái anh chàng Tây hôm qua vốn là bạn học của cô hồi còn là sinh viên. Hai người hoàn toàn không có gì ngoài tình bạn bè. Và câu chuyện “cặp với ông Tây” ấy cứ rỉ từ tai người này sang người khác và nhanh chóng đến tai tất cả các nhân viên trong công ty. Thanh minh nghĩa là có tội, cô đành im lặng và âm thầm tìm một công ty khác để “nhảy việc”.
Loan không phải là trường hợp duy nhất và hiếm gặp ở các công sở. Xinh đẹp quá - đố kỵ, được sếp ưu ái – ghen, thậm chí là làm được việc cũng bị các đồng nghiệp - nói xấu. Đó là hiện tượng phổ biến ở các công sở đặc biệt là các cơ quan nhà nước “ăn không, ngồi rỗi” nên càng lắm thời gian “soi mói và nói xấu”.
Một chuyên viên tư vấn nhân sự cho rằng: "Khi tạo ra môi trường làm việc tập thể, chúng ta phải biết biến cái riêng thành cái chung và như thế hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Nhiều ứng viên thường phạm phải sai lầm là hay nói xấu đồng nghiệp trước mặt sếp. Đây là điều tối kỵ vì đối với người nước ngoài, việc nói xấu người khác trước mặt sếp cũng là hành vi tự hạ thấp mình. Do đó, khi xây dựng mối quan hệ đồng minh ứng viên không nên biến mối quan hệ giữa mình và đồng nghiệp trở nên xấu đi".
Có một thực tế khi nói xấu người khác có nghĩa là bạn đang kém người đó về một mặt nào đó. Thay vì nói xấu tại sao bạn không nỗ lực hơn nữa trong công việc.
Hơn nữa khi nói xấu bạn có lường trước được rằng, có thể những lời nói xấu của bạn sẽ đến được tai người thứ 3. Và điều đó cũng có nghĩa là làm cho mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng.
Một khuyến cáo là chúng ta không nên nói xấu nhau bởi rất có thể những lời nói xấu ấy sẽ vô tình làm hại đến người thứ ba. Và như thế liệu bạn có thanh thản với lương tâm của mình?
Và chắc hẳn bạn cũng tán thành với ý kiến của chúng tôi?
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Sức trẻ Việt Nam
Please sign in to perform this function