Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 79,669
Quản lý cửa hàng là vị trí công việc không thể thiếu của bất kỳ công ty nào chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Họ là người trực tiếp giám sát, thúc đẩy đội ngũ bán hàng làm việc nhằm gia tăng doanh thu cho công ty. Với tầm quan trọng như trên, rất nhiều công ty/doanh nghiệp đã đầu tư tìm kiếm và tuyển dụng vị trí quản lý bán hàng xuất sắc. Vậy cụ thể công việc quản lý cửa hàng là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng (còn gọi là cửa hàng trưởng) là người đứng đầu bộ phận bán hàng tại mỗi cửa hàng, chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này chịu trách nhiệm quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của cửa hàng như: quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng, quản lý hàng hóa, quản lý khách hàng, quản lý doanh thu,... Cụ thể hơn, người quản lý sẽ đưa ra mục tiêu doanh số và lên kế hoạch triển khai, thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu đề ra. Cửa hàng trưởng cũng là người đứng ra chịu trách nhiệm cho các tình huống phát sinh trong quá trình cửa hàng hoạt động.
Quản lý cửa hàng là người chịu trách nhiệm chính đối với mọi hoạt động của cửa hàng. Mọi công việc cần thực hiện đều hướng đến việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra về doanh số, doanh thu cửa hàng cũng như đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể hơn, mô tả công việc quản lý cửa hàng sẽ bao gồm:
Cửa hàng kinh doanh để đi vào hoạt động ổn định sẽ cần đến nhiều bộ phận nhỏ chuyên trách các công việc khác nhau. Trong đó, quản lý cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý và điều phối nhân sự cho phù hợp. Cụ thể hơn, công việc của cửa hàng trưởng bao gồm: phân bổ vị trí công việc, sắp xếp lịch/ca làm việc, kiểm tra và đánh giá thường xuyên kỹ năng, thái độ của nhân viên,...
Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng tháng để báo cáo kết quả công việc, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề còn tồn đọng. Từ quá trình giám sát và theo dõi, cửa hàng trưởng còn có thể đề xuất đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên hoặc đề bạt lương thưởng cho các vị trí.
Với việc làm quản lý cửa hàng, các doanh nghiệp cũng đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Những yếu tố này chính là nền tảng vững chắc mà người quản lý có được sau nhiều năm làm việc. Từ đó phục vụ cho công việc huấn luyện, đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Đội ngũ bán hàng có chỉn chu, chuyên nghiệp thì khách hàng mới tin tưởng vào nhãn hàng, thương hiệu.
Đào tạo đội ngũ bán hàng là công việc của người quản lý cửa hàng
Một trong những công việc của quản lý cửa hàng là giám sát, quản lý các quy trình bán hàng. Nói một cách dễ hiểu hơn, công việc của người quản lý bao gồm:
- Theo dõi doanh số, doanh thu bán hàng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Đánh giá sản phẩm/dịch vụ nào bán chạy hoặc ít được thị trường tiêu thụ.
- Đưa ra các đề xuất phương án cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Lên kế hoạch chi tiết thúc đẩy doanh số cho sản phẩm.
- Giám sát, chỉ đạo các khâu trưng bày hàng hóa sao cho khoa học, thẩm mỹ để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn mua.
- …
Quản lý trực tiếp cửa hàng kinh doanh bao gồm rất nhiều công việc khác nhau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- Báo cáo số lượng hàng hóa tồn kho, hàng hóa lỗi, hỏng.
- Kiểm soát kỹ lưỡng hàng hóa, tài sản của cửa hàng tránh gây thâm hụt ngân sách.
- Đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ cho cửa hàng.
- Đảm bảo tác phong và thái độ chuyên nghiệp cho đội ngũ bán hàng.
- …
Cửa hàng trưởng cần đảm bảo về tác phong và thái độ phục vụ chuyên nghiệp cho đội ngũ bán hàng
Quản lý cửa hàng không phải là vị trí làm việc độc lập mà cần có sự phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan để gia tăng hiệu quả. Một vài công việc mà cửa hàng trưởng cần phối hợp với các phòng ban khác như: hỗ trợ tuyển dụng, nghiên cứu thị trường, cập nhật liên tục các chiến dịch Marketing,... Mỗi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận đều góp phần to lớn vào sự phát triển tổng thể của doanh nghiệp.
Quản lý cửa hàng phải là người nắm rõ thông tin về thị trường, về ngành hàng. Để làm được điều này, người quản lý cần thực hiện chi tiết các công việc:
- Khảo sát và tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
- Phân tích các phân khúc khách hàng khác nhau và đưa ra phương án bán hàng phù hợp cho mỗi phân khúc.
- Theo dõi tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Luôn theo dõi, cập nhật xu hướng tiêu dùng hàng hóa của thị trường.
- Đề xuất phương án để tìm kiếm khách hàng mới và “giữ chân” khách hàng cũ.
- …
Nghiên cứu và phân tích thị trường là công việc quan trọng
Quản lý cửa hàng trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của cửa hàng để từ đó có thể lập báo cáo và gửi cho cấp trên. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: báo cáo doanh số, doanh thu bán hàng; báo cáo tồn kho sản phẩm; báo cáo tình hình tiêu thụ của từng sản phẩm;... Từ các kết quả đó, cửa hàng trưởng cần đề ra kế hoạch phù hợp để thúc đẩy doanh số, giải quyết tình trạng các mặt hàng tồn đọng và có phương án nhập hàng mới.
Nhân viên sẽ có mức lương, thưởng chênh lệch tùy thuộc vào vị trí làm việc, năng lực, thái độ,... Quản lý cửa hàng cần có trách nhiệm đặt KPIs cho từng vị trí, theo dõi, giám sát tiến độ công việc và kiểm tra việc chấm công của nhân viên để lập bảng lương, thưởng. Với các nhân viên thể hiện tốt trong quá trình làm việc, cửa hàng trưởng có thể đề xuất chính sách khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên.
Trong suốt quá trình cửa hàng hoạt động không thể không gặp những tình huống phát sinh hay khiếu nại từ khách hàng. Lúc này, sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên trên hết. Chính vì vậy, khi có sự cố hay khiếu nại, người quản lý cửa hàng sẽ thay mặt đứng ra chịu trách nhiệm và xử lý tốt các tình huống đó.
Quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm xử lý các sự cố, khiếu nại từ khách hàng
Ngoài các mô tả công việc kể trên, quản lý cửa hàng còn tham gia thực hiện một vài công việc khác như:
- Theo dõi, giám sát việc bài trí, sửa chữa cửa hàng.
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình khuyến mãi của công ty đưa ra.
- Thực hiện các công việc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
- …
Vị trí cửa hàng trưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi cửa hàng, chi nhánh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng đặt ra một vài yêu cầu khi tuyển dụng quản lý cửa hàng để tìm được ứng viên phù hợp. Cụ thể như:
- Tốt nghiệp đại học/cao đẳng chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Thương mại, Marketing hoặc các ngành liên quan.
- Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh.
- Có kinh nghiệm 1 – 2 năm làm việc ở vị trí quản lý cửa hàng hoặc các vị trí liên quan.
Về các kỹ năng mềm
Ứng viên cho vị trí việc làm quản lý cửa hàng về cơ bản sẽ cần có các kỹ năng mềm như sau:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
- Kỹ năng thuyết trình, đào tạo.
- Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm.
- Kỹ năng xử lý vấn đề.
- Thành thạo tin học văn phòng.
Về thái độ làm việc
- Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm.
- Luôn chủ động trong công việc.
- Không ngừng học hỏi và phát triển.
- Trung thực, thẳng thắn.
- Bảo mật thông tin kinh doanh.
- Có tầm nhìn xa, có chí cầu tiến.
Với sự phát triển không ngừng của nhu cầu thị trường, các cửa hàng, chi nhánh kinh doanh của các doanh nghiệp cũng ngày càng được mở rộng quy mô. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng quản lý cửa hàng chưa bao giờ là hết “hot”.
Theo khảo sát, mức lương quản lý cửa hàng trung bình hiện nay dao động từ 12 - 16 triệu đồng/tháng. Với quản lý có năng lực và kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 30 - 40 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, ngành hàng, loại hàng hóa kinh doanh,...
Thu nhập của vị trí này không chỉ dừng lại ở đó mà ngoài ra còn có các khoản tiền hoa hồng theo doanh số bán hàng, thưởng tháng, thưởng quý,... Nếu cửa hàng do bạn quản lý có doanh số càng cao thì mức thưởng, hoa hồng sẽ càng nhiều.
Hiện nay có rất nhiều cách để ứng viên có thể tìm việc làm quản lý cửa hàng tại các doanh nghiệp với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Cụ thể như sau:
Giới thiệu từ bạn bè, người quen
Các thông tin tuyển dụng cho vị trí quản lý lương cao thường ít xuất hiện trên mạng xã hội. Nhà tuyển dụng có xu hướng tin tưởng từ những người quen hay bạn bè. Do đó đừng ngại chia sẻ với bạn bè và người thân khi có nhu cầu tìm việc quản lý cửa hàng!
Mạng xã hội
Các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn cũng sẽ giúp bạn có được cơ hội việc làm cho vị trí cửa hàng trưởng. Tham gia các hội nhóm tìm việc, tuyển dụng để tìm hiểu thông tin và ứng tuyển nhé!
Trang web tuyển dụng uy tín
Các trang web tuyển dụng là nơi tổng hợp nhiều thông báo tuyển nhân sự từ các công ty lớn, nhỏ cả trong và ngoài nước. Một trong số đó không thể bỏ qua CareerViet – một trong những trang thông tin tuyển dụng việc làm hàng đầu tại Việt Nam.
CareerViet – Trang thông tin tuyển dụng việc làm hàng đầu tại Việt Nam
Tại đây, ứng viên sẽ được cung cấp các cơ hội việc làm mới mỗi ngày. Mô tả công việc rõ ràng bao gồm: thông tin công việc, yêu cầu cho vị trí, mức lương, chế độ đãi ngộ,... giúp ứng viên chọn được công việc phù hợp nhất. Ngoài ra, các thông tin tuyển dụng tại CareerViet đều được kiểm duyệt trước khi đăng tải, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính chính xác.
Trên đây là toàn bộ những mô tả chi tiết về công việc của quản lý cửa hàng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với những ai đang có ý định theo đuổi công việc này trong tương lai. Đừng quên truy cập CareerViet.vn truy cập website CareerViet để “săn” nhiều việc làm hấp dẫn. Cùng nhiều vị trí khác với mức lương hấp dẫn. Đồng thời chuẩn bị cho mình một CV thật chuyên nghiệp tại CV Hay để có cơ hội việc làm tốt nhất!
Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
Việc Làm sales Lương Cao | Việc Làm Logistics | Tìm việc làm Bắc Ninh | việc làm phổ thông tại Hà Nội | tuyển dụng Đà Lạt | việc làm Trà Vinh
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function