Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 42,640
Với sự phát triển của internet hiện nay thì các sản phẩm phần mềm công nghệ rất đa dạng và đòi hỏi cao về chất lượng. Kèm theo các yêu cầu phát triển đó thì thị trường nhân lực ở lĩnh vực này cũng đang dần trở nên hot hơn bao giờ hết. Đầu tiên chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến các ngành như lập trình viên, thiết kế phần mềm… Nhưng một nghề mang tiềm năng khá lớn hiện nay đó chính là Tester. Vậy Tester là gì? các kỹ năng nào cần phải có để trở thành một Tester chuyên nghiệp?... cùng tìm hiểu nhé!
Tester là gì? Tester là công việc của những người kiểm duyệt chất lượng phần mềm bằng cách cho chạy thử nghiệm nhằm phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tester phải đảm bảo sản phẩm phần mềm đến tay khách hàng với mức rủi ro thấp nhất.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà Tester có nhiều mảng như QA, QC đặc biệt là Manual Tester và Automation Tester. Vị trí Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công. Tuy không yêu cầu cao về chuyên môn lập trình nhưng đảm bảo phải rành test manual, có đam mê và tư duy tìm lỗi. Ngược lại Automation Tester là người kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Đảm nhận vị trí này yêu cầu Tester phải nắm vững các kiến thức lập trình.
Vai trò cụ thể của một Tester:
Xem thêm: Full Stack Developer làm gì? Bí kíp trở thành Fullstack Developer giỏi
Tester là gì? Vai trò của tester (Nguồn: Internet)
Chúng ta có thể thấy ngành công nghệ đang phát triển chóng mặt những năm gần đây. Điều này kéo theo số lượng tuyển dụng nhân viên Tester tăng theo cấp số nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ra mắt ứng dụng phần mềm. Để xử lý những quy trình nghiêm ngặt trong việc kiểm tra phần mềm, đồng thời tuân thủ khối lượng công việc ngày càng lớn thì AI (Trí Tuệ Nhân Tạo) đã trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu của Tester.
Đã có nhiều tranh cãi cho rằng AI có thể hoàn toàn thay thế vị trí của Tester. Tuy nhiên, như đã nêu trên, AI chỉ là yếu tố hỗ trợ Tester có thể hoàn thành nhiệm vụ chứ không thể thay thế chúng ta. Đa số hệ thống Trí Tuệ Nhân Tạo hiện nay được lập trình để hoàn thành một nhiệm vụ có tính lặp lại. Xét riêng về điều này thì AI đã thua nhân loại khi không thể phản ứng trước những tình huống bất ngờ hoặc làm việc đa nhiệm.
AI (Trí Tuệ Nhân Tạo) giúp công việc của Tester trở nên dễ dàng hơn (Nguồn: Internet)
Xem thêm: IT Helpdesk: Nhiệm vụ, kỹ năng và yêu cầu tuyển dụng
Tuy AI không thể thay thế hoàn toàn vị trí của một Tester nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà Trí Tuệ Nhân Tạo bù trừ cho các khuyết điểm của các chuyên gia công nghệ thông tin:
Sự hợp tác giữa Tester và AI có thể phát huy những ưu điểm trên một cách tốt nhất. Trong trường hợp các doanh nghiệp ưu tiên tin tưởng công việc được thực hiện bởi Trí Tuệ Nhân Tạo thì có thể đối mặt một số khó khăn như không thể phân tích những vấn đề ngoài tầm hiểu biết của hệ thống và chi phí vận hành đắt đỏ.
AI hay Trí Tuệ Nhân Tạo có thể tạo ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nếu tiếp tục được nghiên cứu, phát triển và áp dụng vào công việc của Tester. Trái lại, Tester cũng không nên vì thế mà quá dựa dẫm vào trí thông minh ảo. Các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ luôn phải rèn giũa kỹ năng trong ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường hiện nay,
Tác động tích cực của AI đến Tester (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết
Công việc của Tester là kiểm tra bước cuối cùng của hệ thống phần mềm nhằm đem lại một sản phẩm tối ưu nhất cho khách hàng. Nội dung công việc cụ thể như sau:
Nghiên cứu, phân tích yêu cầu
Tester sẽ phối hợp với các lập trình viên phân tích, xác định những yêu cầu liên quan đến kỹ thuật trong quá trình xây dựng, phát triển dự án phần mềm.
Đánh giá, phát hiện các vấn đề của phần mềm
Tester sẽ thực hiện kiểm thử để phát hiện các lỗi, các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm và đề xuất hướng khắc phục. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Tester.
Việc kiểm thử sẽ dựa theo các danh sách kiểm tra được yêu cầu hoặc các kịch bản được đề sẵn.
Ngăn ngừa lỗi phát sinh của phần mềm
Bên cạnh việc phát hiện, đánh giá vấn đề của phần mềm thì Tester cần thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để ngăn lỗi phát sinh. Để làm được điều này đòi hỏi các Tester cần có khả năng quan sát cũng như đánh giá, kiểm tra mọi quy trình phát triển phần mềm.
Ngoài ra các Tester cần tương tác trực tiếp với khách hàng để nắm được yêu cầu, mong muốn của khách hàng nhằm lên được danh mục cần kiểm tra khi chạy thử phần mềm.
Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến kiểm thử phần mềm và chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các Developer.
Xem thêm: 50 Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Thường Gặp Cần Biết - Có Đáp Án
Một tester có thể đảm nhiệm rất nhiều việc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: React Native Developer và những kỹ năng, kinh nghiệm cần biết
Lợi ích của tester đối với doanh nghiệp
Hiệu quả chi phí
Test trước phần mềm để đảm bảo không còn lỗi khi giao cho khách hàng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tránh trường hợp bàn giao đến khách hàng sau đó thu hồi sửa chữa sẽ làm tốn thêm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Một sản phẩm tốt sẽ nâng tầm uy tín, vị thế cho doanh nghiệp. Do đó công việc của Tester là đảm bảo sản phẩm không còn lỗi đến tay khách hàng.
Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là vấn đề đáng được quan tâm nhất hiện nay. Tester kiểm nghiệm các lỗi và vấn đề bảo mật sẽ làm cho khách hàng an tâm hơn và tin tưởng vào chất lượng doanh nghiệp.
Thu hút khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là nỗ lực hướng đến của mọi doanh nghiệp, vì vậy một sản phẩm tốt sẽ làm hài lòng khách, đem lại sự tin tưởng và ủng hộ nhiều hơn.
Xem thêm: Sale Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Sale Marketing Chi Tiết Nhất
Tester mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm
Để trở thành một Tester giỏi, chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng sau:
Kỹ năng phân tích sẽ giúp các Tester có thể chia một hệ thống phức tạp thành từng đơn vị nhỏ nhằm phân tích hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ.
Không có một khóa học nào có thể đào tạo cho bạn hết tất cả các vấn đề xảy ra đột ngột trong quá trình chạy phần mềm. Do đó các bạn Tester phải tự tìm hiểu học hỏi, phân tích các tình huống thông qua đồng nghiệp, các hội nhóm để tạo cơ hội phát triển cho bản thân mình.
Công việc Tester mang tính chất làm việc theo nhóm và dự án, không hoạt động độc lập. Do đó kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các tester giải quyết được các mâu thuẫn trong nhóm, giúp truyền đạt ý của mình tốt hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ dễ dàng giúp các bạn kết nối được với các thành viên trong nhóm với nhau, kết nối với các Developer. Tester sẽ là cầu nối giữa các Backend Developer, Frontend Developer với người sử dụng phần mềm.
Ngoài những kỹ năng trên thì một Tester giỏi cần trau dồi kỹ năng tiếng anh, kỹ năng thiết kế và rèn luyện tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.
Một tester giỏi cần hội tụ nhiều kỹ năng (Nguồn: Internet)
Tester đang là một nghề hot tại Việt Nam hiện nay được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hiện nay ở Việt Nam nghề Tester có cơ hội làm việc rất cao nhất là đối với các bạn trẻ có sự nhạy bén, đam mê sáng tạo.
Nếu kiên trì theo nghề tester bạn sẽ luôn cập nhật được những công nghệ mới, được tiếp xúc với các dự án lớn khác nhau, học hỏi được nhiều thứ. Đối với các Tester dày dạn kinh nghiệm thì cơ hội thăng tiến trong nghề khá cao.
Hướng thăng tiến của nghề Tester, có các lựa chọn như:
Bạn có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp tại CareerMap.vn giúp bạn định hướng con đường sự nghiệp tốt hơn.
Các doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng Tester khá nhiều, các bạn quan tâm có thể tham khảo tại VieclamIT.vn. Đây cổng thông tin nghề nghiệp uy tín dành cho dân công nghệ.
Mức lương của một Tester dưới 1 năm kinh nghiệm, mới ra trường thu nhập ở khoảng từ 10,2 triệu đồng/ tháng và sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm. Đối với các Tester có 1-4 năm kinh nghiệm thì thu nhập vào khoảng 13,8 - 17,2 triệu đồng/ tháng. Nếu có trình độ tiếng anh tốt, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài và dựa theo năng lực cũng như kinh nghiệm bản thân mức thu nhập có thể lên tới 46 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể tham khảo thêm tại VietnamSalary.vn để có cái nhìn chi tiết hơn về mức thu nhập của Tester cũng như nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra công cụ Tính lương gross - net sẽ giúp bạn tính chính xác mức lương thực nhận sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm… từ đó có sự cân nhắc khi nhận đề nghị mức lương từ nhà tuyển dụng.
Mức lương của nhân viên tester (Nguồn: Internet)
Nếu bạn thực sự muốn thăng tiến, phát triển sự nghiệp trên con đường trở thành Tester thì các chứng chỉ, bằng cấp sau đây là không thể thiếu:
Tester là một nghề nghiệp hot như hiện nay thì không có lý do gì các bạn nữ lại không tham gia. Có thể nói các bạn nữ lại chiếm ưu thế hơn vì có tính cách như:
Con gái có nên học Tester không? (Nguồn: Internet)
Công việc Tester liên quan đến máy tính, do đó việc đầu tiên bạn cần học những kiến thức cơ bản sau:
Các kiến thức chuyên sâu hơn các bạn cần học:
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn và nắm được các kỹ năng thiết yếu khi làm một Tester. Nếu yêu thích công việc này hãy tạo cho mình một bản CV thật hoàn chỉnh cùng với sự trợ giúp của CVHay.vn. Và đừng quên theo dõi CareerViet để tìm được cơ hội việc làm cho chính mình và những thông tin kiến thức nghề nghiệp hữu ích.
Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
tìm việc làm | Tuyển bảo vệ Hà Nội | Tuyển bảo vệ lớn tuổi tại Hà Nội | Việc làm thời vụ tại Hà Nội
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function