Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,867
65% SV ĐH sẽ chuyển ngành học nếu được phép bởi khi học phổ thông, không có định hướng nào. 93% ra trường thấy căng thẳng về viễn cảnh thị trường việc làm; học tiếp lên cao học không phải vì nhu cầu học vấn mà trì hoãn thêm thời gian thất nghiệp...Do cạnh tranh gay gắt, một số đã đi về nông thôn, số khác, chọn con đường thành NEET...
Những vấn đề của giới SV Trung Quốc hiện tại cũng gần gũi với thực trạng của SV Việt Nam.
Wu Xiaofeng 23 tuổi, học chuyên ngành Y tế dự phòng đã phải trở về quê ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh Đông Bắc Trung Quốc, tháng 12 vừa rồi sau nhiều nỗ lực tìm việc làm nhưng không có hiệu quả. Các công ty tiềm năng mà anh đã liên hệ về lĩnh vực ngăn ngừa bệnh ở người, và các bệnh viện ở Bắc Kinh và Đại Liên đều đã đủ nhân lực.
Trong thời gian chờ tin từ 10 công ty mà mình đã gửi đơn xin việc, Wu giúp bố mẹ xiên những quả táo gai tẩm đường vào que và mang ra phố bán loại quà truyền thống này. Nguồn thu nhập ít ỏi đó giúp nuôi sống gia đình nghèo khó của anh.
Wu đã nhận được sự quan tâm và cảm thông từ khắp nơi sau khi câu chuyện của anh được đưa lên báo địa phương tháng trước. Nhiều công ty nhận anh vào làm việc và cuối cùng Wu đã chọn một công ty tư nhân ở An Sơn ở tỉnh Liêu Ninh.
Tuy nhiên, không phải câu chuyện về người tìm việc nào cũng kết thúc có hậu như thế.
Nhu cầu việc làm: Gay gắt
Hè năm nay, Trung Quốc sẽ có khoảng 4,13 triệu SV tốt nghiệp, tăng 730.000 so với năm ngoái và tăng 1,15 triệu so với năm 2001.
Bộ Giáo dục dự đoán, có ít nhất 25 triệu SV sẽ tốt nghiệp từ năm 2006 đến 2010 và cho rằng khoảng 1/4 số SV tốt nghiệp năm ngoái đang thất nghiệp.
Chuyện chính phủ sẽ phân việc cho SV tốt nghiệp đã chấm dứt vào năm 2000.
Áp lực thị trường việc làm ai cũng phải có nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến thế giới của đời sống học đường: gần 93% của 1.431 người được hỏi bởi sina.com cho biết, họ thấy căng thẳng về viễn cảnh thị trường việc làm và có tới 77,5% cho rằng áp lực là rất lớn.
Ma Xiaowei cho biết "Khi tôi còn học năm thứ 3, tôi thường ngủ nướng trên giường. Lúc dốc sức thi vào khóa học cao học, tôi gần như quẫn trí vì sợ mất một số cơ hội việc làm tốt ". Giờ đã là nghiên cứu sinh năm thứ nhất của trường ĐH Thanh Hoa, Ma thấy sự sợ hãi còn nặng hơn.
Chịu áp lực bởi cạnh tranh gay gắt, nhiều người tìm việc lần đầu không làm những công việc kém lý tưởng mà chờ đợi cơ hội việc làm khác tốt hơn. Zhang Juan, học chuyên ngành tiếng Anh ở ĐH Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, thay đổi 4 công việc trong 14 tháng.
Trì hoãn bằng hai năm cao học
Dù không có những con số chính thức nhưng bộ Giáo dục dự đoán ít nhất 5% SV tốt nghiệp năm ngoái thậm chí không tìm việc làm. Nhiều người trong số đó tránh đối mặt với thị trường việc làm "nghèo nàn" và thực hiện phương pháp "hai năm trì hoãn" bằng cách học tiếp lên cao học.
"Bạn có thể mài dũa khả năng cạnh tranh và có thêm nhiều kiến thức khi học lên cao hơn. Quan trọng hơn là thời gian 2 năm này giúp bạn có nơi để ngồi lại, thư giãn và suy nghĩ về những gì bạn thực sự mong muốn trong cuộc sống và cách để đạt được mục đích của mình", Li Wen, 22 tuổi, người có kế hoạch học chuyên ngành báo chí ở trường ĐH Phúc Đán, nói.
Tuy nhiên, ở một đất nước có tới 1,3 tỉ người chỉ với 1,500 trường đào tạo cao học thì việc cạnh tranh để được nhận vào học hệ này cũng khó khăn như đi tìm việc làm.
Tháng trước, đã có 1,27 triệu thí sinh dự thi, tăng 9% so với 1,17 triệu người năm ngoái, trong khi chỉ tiêu chỉ có một nửa. Nhưng trong năm 2006, các trường sẽ chỉ tuyển dụng 344.000 nghiên cứu sinh, nghĩa là ba phần tư số thí sinh sẽ phải tính đến kế hoạch khác.
Thậm chí đối với cả những người học cao học, tấm bằng thạc sỹ không phải lúc nào cũng là giấy thông hành dẫn đến thành công. GS Huang Mingdong, phó Viện trưởng của viện Khoa học giáo dục thuộc ĐH Vũ Hán cho biết, "nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp. Quan trọng là bạn phải nghiêm túc và biết vị trí của mình ở đâu".
Về nông thôn hay thành NEET?
Do cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm nên một số SV tốt nghiệp cần làm việc đã lựa chọn công việc ở nông thôn. Năm nay, 2.000 SV tốt nghiệp sẽ làm việc ở vị trí chủ tịch xã trong 7 quận xa trung tâm và 2 tỉnh trong khu vực thủ đô Bắc Kinh.
Trước khi kêu gọi ứng viên nộp đơn vào 15/2 có khoảng 600 ứng viên từ các trường CĐ và ĐH bên ngoài Bắc Kinh đã qua vòng sơ tuyển. Những người này cạnh tranh để được làm 1 trong 190 công việc, 2.000 công việc còn lại dành cho các ứng viên ở Bắc Kinh. Đa số mong chờ tìm được các vị trí như trợ lý cho chủ tịch xã hay thư ký cho ủy ban xã của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Các ứng viên được chọn sẽ bắt đầu làm việc từ tháng 7. Cử nhân sẽ kiếm được khoảng 2.000 NDT/tháng (250 đôla Mỹ) và 2 năm một lần sẽ được tăng 500 NDT (62,5 đôla Mỹ). Sau khi làm việc được 2 năm, những cán bộ xã này sẽ được ưu tiên nếu muốn học lên cao học hay tìm kiếm các vị trí khác trong các ban ngành của chính phủ trung ương.
Theo vụ nhân sự thành phố Bắc Kinh, hai năm một lần, 3.000 SV tốt nghiệp sẽ làm việc ở 3.978 xã ở các quận ngoại thành của Mentougou, Tongzhou, Shunyi, Changping, Daxing, Huairou và địa hạt Pinggu, Yanqing và Miyun.
Nỗ lực cũng như hoài bão không có ở những SV đã tốt nghiệp, nhất là những SV con nhà khá giả ở thành phố, những người lựa chọn rút lui khỏi xã hội và trở thành NEET - không làm việc, học hành, luyện tập.
Hầu hết những SV này tiếp tục dựa dẫm vào bố mẹ sau khi đã được nuôi ăn học ở trường ĐH với ít nhất khoảng 5.000 NDT (625 đôla Mỹ)/năm tiền học.
Mặc dù không có số liệu chính thức về nhóm những người NEET nhiều ra sao, nhưng các chuyên gia cảnh báo về hiện tượng có hại này sẽ dẫn đế những vấn đề xã hội nghiêm trọng. "Các chuyên gia cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến thể trạng tâm lý của giới trẻ, cản trở sự phát triển cá nhân gây ra khủng hoảng về tài chính của gia đình họ và ngăn cản sự phát triển kinh tế toàn diện", GS Zhou Yunqing của khoa Luật, trường ĐH Vũ Hán nói.
Chuẩn bị tìm việc từ trung học
Các chuyên gia cho biết, những SV tốt nghiệp thường là những người săn việc không chuẩn bị trước, vì hầu hết quá bận rộn cho các kỳ thi.
Theo một cuộc điều tra do một trung tâm môi giới việc làm ở tỉnh Liêu Ninh, khoảng 62% SV không biết là mình thích làm gì để kiếm sống. "Nhiều SV không có kế hoạch phát triển nghề nghiệp và không biết ưu điểm cũng như nhược điểm của mình. Đó là lý do tại sao họ gặp khó khăn khi tìm việc", Meng Qingwei, giám đốc của trung tâm nhân sự Shenyang, một công ty tuyển dụng hàng đầu ở tỉnh Liêu Ninh nói.
Hiệu trưởng của Học viện nghiên cứu giáo dục IMAP của Bắc Kinh, Xue Ying cho biết, kế hoạch nghề nghiệp nên được vạch sẵn khi còn đang học trung học, trước khi quyết định học chuyên ngành nào ở trường ĐH. "Chúng tôi nhận thấy ít nhất 40% SV các trường ĐH không thỏa mãn với chuyên ngành học của họ, 65% sẽ chuyển ngành học nếu được phép".
Theo Zhang Jian, PGS về Quản trị kinh doanh của trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh "Khi bạn biết rõ khả năng của mình như thế nào, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn ngành học và thích thú với việc học tập của mình. Và cuối cùng, tìm được một công việc có thể thể hiện hết khả năng".
Source: (Theo Vietnamnet)
Please sign in to perform this function