Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,669
Mức thu công lập bậc tiểu học đang thực hiện và đề nghị Bà Dương Ngọc Thanh
Điều này đã gần như chắc chắn khi UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương tăng mức thu học phí các trường công lập trên địa bàn TP từ năm học 2007-2008 theo đề nghị của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính.
Đề nghị này sẽ được đưa ra HĐND TP xem xét trong kỳ họp vào ngày 3-7. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Dương Ngọc Thanh - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết:
- Mức học phí hiện tại không còn đảm bảo yêu cầu hoạt động tối thiểu của nhà trường. Vì vậy để tồn tại và phát triển, các trường thường vận dụng nhiều khoản thu khác nhau. Thực tế này đã không làm phụ huynh hài lòng, tạo dư luận không tốt.
Bà Dương Ngọc Thanh nói:
- Mức học phí được xây dựng lần này sẽ bao gồm tất cả những khoản thu để đảm bảo được yêu cầu nói trên. Và tất nhiên, điều chỉnh mức học phí kỳ này xuất phát từ một lý do trực tiếp là học phí đang thực hiện được xây dựng từ năm 1998, trong khi mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh hơn ba lần (từ 144.000 đồng/tháng tăng lên 450.000 đồng/tháng).
* Mức học phí mới được tính toán thế nào, thưa bà?
- Mức học phí mới được thống nhất tính gộp hằng tháng, không phân chia thành những khoản lắt nhắt. Ngay cả tiền cơ sở vật chất mọi năm được thu hằng năm nay cũng chia ra trong chín tháng cộng vào học phí. Riêng đối với những HS có học tăng cường ngoại ngữ, tăng cường tin học, học nghề phổ thông, học năng khiếu ở các trường mầm non, trường hai buổi/ngày... (ngoài chương trình chính khóa) có qui định thu riêng. Tuy nhiên, nhà trường chỉ được phép thu các khoản này khi HS có yêu cầu học và trường đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên (GV) để thực hiện các chương trình này. Đối với những trường có thu khoản “ kích cầu” vẫn được tiếp tục thu theo qui định trước đây
* Trước nay, việc “thu tràn lan” thường rơi vào các khoản vận động của hội phụ huynh HS (do nhà trường đề xuất), khoản thu tăng tiết của các trường. Nay học phí đã thu cao, liệu HS có bị thu thêm?
- Mục đích của việc xây dựng học phí lần này là ngoài học phí, HS không phải nộp khoản thu nào khác. Nếu trường có nhu cầu tăng tiết để dạy cho HS cũng không được thu thêm. Về việc huy động của ban đại diện phụ huynh HS, theo điều lệ nhà trường đã được ban hành, ban đại diện phụ huynh HS có thể huy động sự đóng góp của phụ huynh HS nhưng tất cả phải trên tinh thần tự nguyện, không có sự áp đặt, bắt buộc. Bởi lẽ vẫn có nhiều phụ huynh HS, mạnh thường quân muốn cùng góp tay với ngành giáo dục và đây cũng là nguồn lực rất quan trọng để phát triển nhà trường.
* Trường công lập tự chủ tài chính, bán công cũng sẽ thu như công lập?
- Mức thu mới này không có sự phân biệt giữa trường công lập, công lập tự chủ tài chính (trường bán công chuyển sang) và cả các trường bán công chưa chuyển đổi sang công lập.
* Mức học phí này có một số khoản tăng đáng kể, chẳng hạn như cơ sở vật chất tăng từ 30.000 đồng/năm lên 270.000 đồng/năm. Ngành có tính tới khả năng đóng học phí của phụ huynh, nhất là phụ huynh nghèo nhưng không nằm trong diện được miễn giảm?
- Học phí lần này được xây dựng trên cơ sở tính đến việc thu đủ cho hoạt động tối thiểu của nhà trường sau khi ngân sách phân bổ. Khi xây dựng mức học phí mới, ngành GD-ĐT cũng đã tính đến khả năng đóng góp của những HS nghèo của TP nhưng không thuộc đối tượng miễn giảm theo qui định, nhất là những gia đình đang nằm trong ranh giới “thoát nghèo” bằng chế độ giảm học phí hoặc phát học bổng...
* Cũng có ý kiến của GV cho rằng tăng học phí chỉ sợ HS sẽ khó khăn hơn mà lương GV cũng không tăng, bởi học phí trường công đều nộp về ngân sách, ngân sách mới chi trả lương, trong khi cách tính lương như hiện tại thì không tăng.
- Về thu nhập GV, theo qui định mới của Chính phủ, 40% học phí thu được dành để tăng cường lương mới cho GV, chưa kể thu nhập từ các hoạt động nghiệp vụ khác, nên thực tế qua điều chỉnh lương, thu nhập của GV đảm bảo đời sống.
Source: Theo TTO
Please sign in to perform this function