Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,663
So với các năm trước, con số 13.212 học sinh ở TP.HCM rớt lớp 10 không quá gây ngạc nhiên. Nhưng, bất ngờ là gần 2.000 HS đạt từ 30 điểm trở lên vẫn không có chỗ học công lập. Đó là kết quả của sự “đổi mới” cách chọn nguyện vọng cho học sinh thi vào lớp 10: Chỉ được chọn 2 NV, không được phép đổi NV đã chọn, các trường không được tuyển thêm. T.S Mai Ngọc Luông Học sinh THPT.
Trao đổi với Tiến sĩ Mai Ngọc Luông, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Viện Nghiên cứu Tâm lý Giáo dục.
Chưa phải giải pháp tốt
Thưa ông, ông nghĩ gì về hiện tượng hơn 2.000 HS khá giỏi (điểm thi trên 30) lại không đậu vào lớp 10 công lập?
Những năm trước, học sinh được đăng ký 4 nguyện vọng, năm nay chỉ còn 2 là cơ hội đã giảm 50%.
Phải đăng kí nguyện vọng trước khi thi, và không được thay đổi nguyện vọng… khiến sự rủi ro trong chọn trường THPT của học sinh tăng cao.
Trong khi chúng ta hướng tới phổ cập phổ thông, hướng tới môi trường công bằng giáo dục, điều này gây nhiều trắc trở. Theo tôi, đây không phải là giải pháp tốt.
Ông có thể nói rõ hơn về “giải pháp chưa tốt” này?
TP.HCM làm đúng theo quy định của nhà nước về luật giáo dục: bỏ hệ bán công, tư thục, chỉ còn hệ công lập, dân lập. Học sinh không được đổi nguyện vọng, các trường không tuyển thêm để tránh việc “chạy trường” là hợp lý.
Nhưng cái không hợp lý, thậm chí nghịch cảnh là những học sinh khá, giỏi trên 30 điểm vẫn rớt cấp 3 còn 13, 14 điểm tốt nghiệp lại có chỗ ngồi.
Tôi vẫn nghĩ trường công là trường của nhân dân. Trường phải đảm bảo chất lượng đào tạo, và phải đáp ứng được hết nhu cầu chính đáng của con em người lao động có một sức học nào đó.
Cái sai của phụ huynh và các em là không có một chọn lựa đúng. Nhưng trách nhiệm trước hết ở phía ngành giáo dục, khi chúng ta đưa ra một giải pháp chưa tốt, lại không có định hướng tốt cho phụ huynh, học sinh.
Ngành giáo dục hiện nay thiếu kênh tư vấn học đường, với những thông tin cần thiết cho xã hội, khiến phụ huynh, học sinh có những bất cập trong việc chọn hướng đi. Mỗi lần chuyển cấp lại có sự mất ổn định không cần thiết.
Đăng ký nguyện vọng sau khi công bố điểm
Nhìn từ phía phụ huynh cũng “có nhiều vấn đề”, như cùng "chạy đua" vào các trường nổi danh mà không tự lượng sức học của con em mình?
Do tâm lý, một số trường được xem là tốt thì nhiều phụ huynh cùng nhắm đến, khiến cánh cửa trở nên hẹp so với nhu cầu.
Theo đánh giá, các trường trên thành phố có đội ngũ giáo viên chất lượng khá đồng đều. Vấn đề là phương tiện giảng dạy, cách học tập của học sinh như thế nào. Kế hoạch học tập của các em quan trọng hơn so với việc chọn học trường nào.
Những học sinh ở những trường có “bề dày truyền thống”, có niềm tin, sự tự hào về uy tín ấy thì sẽ tin ở mình hơn, kế hoạch học tập tốt hơn, mục tiêu đặt ra cao hơn, quyết tâm hơn thì đương nhiên sẽ có kết quả tốt hơn.
Nhiều phụ huynh không hiểu điều này. Nếu hiểu như vậy sẽ giảm đáng kể gánh nặng đầu vào cho một số trường, học sinh thì đỡ bị thiệt..
Ông có góp ý nào để có một giải pháp tốt hơn trong việc tuyển đầu vào lớp 10 này?
Học sinh thi cùng đề là đúng, nhưng không cần đăng kí nguyện vọng trước khi thi mà sẽ đăng ký sau khi biết điểm. Như thế, HS sẽ tiện hơn trong việc lượng trường phù hợp sức mình và HS khá, giỏi sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh oái oăm như hiện nay.
Nếu có những phần ưu tiên cộng điểm cho HS khá, giỏi, HS ngoại thành thì sẽ có kết quả công bằng hơn. Không thể đánh đồng các em về mặt nỗ lực.
Cũng nên có những quy định nhỏ: ưu tiên 1 cho quận nào, ưu tiên 2 cho quận nào… Dần dần chất lượng các trường sẽ đồng đều, sẽ không phải chạy lao đao như hiện nay.
Nghĩa là chúng ta sẽ căn cứ vào điểm và theo tuyến. Học sinh khi đã có điểm, cầm phiếu điểm ấy chọn cho mình trường nào phù hợp với số điểm. Nếu tiếp tục các kì thi hiện nay sẽ tốn hao của xã hội một mức sức người không cần thiết.
Trường dân lập không kém
Con số hơn 1 vạn HS trượt cả 2 NV vào công lập là không nhỏ. Phải chăng, để đáp ứng nhu cầu xã hội, cần mở thêm các trường công?
Không cần thành lập thêm trường công mà duy trì số lượng trường hiện nay, nâng cao, đảm bảo chất lượng. Đã là trường công, chất lượng phải đồng đều nhau. Muốn như thế phải đãi ngộ tốt, đầu tư trang thiết bị thêm. Được như thế sẽ hạn chế nhiều chuyện chạy trường vì thực sự học đâu cũng như nhau.
Ngoài ra, cần có những phòng tư vấn giáo dục học đường cho học sinh, phụ huynh và có thể cả giáo viên nữa, có một nơi để tin cậy, hỏi thông tin định hướng như chọn trường nào, học ngành nào… để tham vấn cho học sinh sẽ tốt hơn.
Nhiều ý kiến nghi ngại về chất lượng đào tạo về hệ thống các trường ngoài công lập. Làm sao để phụ huynh tin hơn vào những nơi “hứng” con em họ khi rớt công lập?
Hiện nay nhiều trường dân lập có kết quả thi tốt nghiệp, đại học không thua kém các trường công lập. Chứng tỏ đội ngũ sư phạm của họ tốt. Do các trường dân lập phải tự chủ tài chính nên họ đang có hướng tiến tích cực, bằng không sẽ bị tự đào thải. Vì thế phụ huynh nên tin vào chất lượng ở những trường dân lập, vấn đề chỉ là học phí sẽ cao hơn trường công rất nhiều.
Hàng năm Sở nên có những bảng xếp loại các trường THPT, trong đó xếp chung các trường công lập, dân lập, TT GDTX để phụ huynh có cái nhìn đối chiếu.
Về các trung tâm giáo dục thường xuyên, đội ngũ giáo viên đôi khi không được hưởng đúng lương bổng để tái tạo sức lao động, trang thiết bị học tập cũ kĩ, phòng ốc không đạt yêu cầu, học trò là con gia đình lao động điều kiện học tập không được tốt. Chính vì vậy vấn đề giáo dục ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cần nâng cao thêm mới đòi hỏi niềm tin từ xã hội được.
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function