Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 9,665
Biên tập viên là ngành nghề đáng mơ ước của nhiều người. Công việc gắn liền với chỉnh sửa, hiệu chỉnh tài liệu sao cho hoàn chỉnh cả về mặt nội dung và hình thức. Công việc nhìn có vẻ dễ dàng nhưng không phải ai cũng làm được. Vậy biên tập viên chuyên nghiệp là gì? Công việc và kỹ năng cần có để trở thành biên tập viên là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây nhé!
Biên tập viên là vị trí thường xuất hiện ở lĩnh vực như báo chí, truyền hình, xuất bản sách, truyện. Tóm lại, nơi nào nghề viết thịnh hành thì nơi đó sẽ có sự xuất hiện của biên tập viên.
Xem thêm: Ngành logistics là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và tầm quan trọng
Biên tập viên là ngành nghề như thế nào? Địa điểm làm việc của biên tập viên (Nguồn: Internet)
Biên tập viên như những chiến binh thầm lặng kiểm tra, hiệu chỉnh lỗi của bài viết nhằm đảm bảo bản thảo hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức trước khi giới thiệu rộng rãi với độc giả.
Người làm biên tập viên đòi hỏi cần có những tố chất, kinh nghiệm nhất định. Và hơn hết, họ phải là những người yêu viết, thích viết mới có thể hoạt động ở lĩnh vực này. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chân dung biên tập viên ở đài truyền hình, các cơ quan chỉ đạo hay quản lý nhà nước về báo chí, phòng ban chuyên môn Thông tin - báo chí khác.
Ở mỗi lĩnh vực có sự tham gia của biên tập viên, họ sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Công việc họ phải làm rất đa dạng, từ việc tìm kiếm tin tức, lựa chọn đề tài, làm việc với phóng viên và sửa bài, chỉ dẫn trang…
Để cho ra những bài viết báo giấy hay báo mạng chất lượng mà chúng ta đọc, tất cả đã được kiểm tra bởi biên tập viên. Họ thường công tác tại các phòng ban, cơ quan báo chí hay tòa soạn báo.
Biên tập nắm vai trò quan trọng nhất ở tòa soạn. Họ là người định hướng nội dụng và chịu toàn bộ trách nhiệm đối với thương hiệu tờ báo. Biên tập viên báo chí được phân thành nhiều mảng như biên tập viên đầu ra, biên tập viên đầu vào, biên tập viên tương tác, biên tập viên kế.
Nhiệm vụ chính của biên tập viên báo chí là biên soạn, tiếp nhận và kiểm tra nguồn tin, lỗi sai từ bài của phóng viên.
Vị trí biên tập viên truyền hình và những công việc của họ (Nguồn: Internet)
Chúng ta đã quá quen mặt với hình ảnh biên tập viên truyền hình dẫn chương trình thời sự quốc gia. Họ hội đủ những tố chất thuyết trình, giao tiếp đỉnh cao để truyền đạt thông tin đến khán giả với phong thái tự tin, chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, họ còn phải đảm nhận một vài công việc khác như:
Biên tập viên website còn được biết với danh xưng khác là biên tập viên content. Vị trí này thường trực thuộc công ty truyền thông hoặc doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. Nhiệm vụ của biên tập viên website đòi hỏi cao về hướng sáng tạo, trendy và thu hút người đọc ở nhiều độ tuổi. Biên tập viên website đang là vị trí nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ hướng đến.
Biên tập viên phát thanh khá giống với biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, địa điểm làm việc chính của họ là ở phòng thu âm studio. Công việc của biên tập viên phát thanh sẽ gồm chuẩn bị kịch bản, lên sóng và dẫn dắt nội dung đã chuẩn bị. Một số trường hợp có phát sinh phỏng vấn trực tuyến.
Biên tập viên xuất bản có khối lượng công việc lớn hơn so với các vị trí khác. Bởi họ không chỉ phải xuất bản 1 trang sách mà là cả một cuốn sách, có thể là vài trăm hay vài nghìn trang. Nhiệm vụ chính của biên tập viên bao gồm:
Để trở thành biên tập viên, ngoài đam mê viết lách, bạn còn phải chuẩn bị cho mình những tố chất cần thiết.
Xem thêm: Cover Letter là gì? Cách viết một cover letter chuyên nghiệp, ấn tượng
Những kỹ năng cần có của biên tập viên (Nguồn: Internet)
Tư duy ngôn ngữ tốt là việc bạn hiểu vốn từ và biết cách vận dụng sao cho người nghe, người đọc dễ hiểu nhất. Biên tập viên cần biết cách sử dụng ngôn từ chuẩn xác, lựa chọn từ ngữ phù hợp và diễn đạt ý tứ theo từng hoàn cảnh. Các thông tin phát ngôn cần có sự chuẩn chỉnh, đã được kiểm tra, xác thực. Như vậy mới có đủ sức thuyết phục độc giả.
Biên tập viên không chỉ diễn đạt điều mình thấy mà còn phải mang đến thứ công chúng muốn nghe. Do vậy, họ phải am hiểu tâm lý công chúng để định hướng người đọc hiểu rõ ý nghĩa của tác giả. Đồng thời, thông qua tác phẩm, biên tập viên muốn gửi gắm đến độc giả thông điệp ý nghĩa.
Khi biên tập bài viết, biên tập viên cần tỉnh táo, chỉnh sửa bài khách quan, trung thực. Vì mức độ tiếp cận thông tin khi phát sóng rất cao, chỉ cần sai sót nhỏ cũng gây nên hậu quả lớn.
Xem thêm: Portfolio là gì? Cách làm và các mẫu Portfolio chuẩn, đẹp nhất
Biên tập viên và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả (Nguồn: Internet)
Sắp xếp thời gian hợp lý cũng là kỹ năng quan trọng mà biên tập viên cần có. Biên tập viên thường có nhiều công việc chồng chéo lên nhau. Nếu không học cách phân chia công việc hiệu quả thì rất dễ khiến họ không thể hoàn thành đúng hạn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc họ đảm nhận. Về lâu dài, biên tập viên sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, thường áp lực vì có quá nhiều công việc dồn về một lúc.
Thẩm mỹ là yếu tố quan trọng cho những người làm biên tập, nhất là biên tập báo chí và website. Nội dung viết thường đi kèm với hình ảnh chân thực, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng bài viết. Biên tập viên không chỉ đảm nhận vai trò kiểm duyệt nội dung chữ mà còn phải xem xét tính phù hợp của nội dung ảnh.
Tỉ mỉ là đức tính quan trọng đối với những người có định hướng theo nghề biên tập viên. Họ phải là người biết chú ý đến cả các chi tiết nhỏ, lỗi chính tả, từ khóa và cách diễn đạt. Bạn phải mất rất nhiều thời gian để đọc, soát lỗi nhằm phát hiện “sạn” có trong tác phẩm. Đây là căn nguyên ra đời của những tác phẩm hoàn chỉnh.
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ tác giả mới cần nắm bắt xu hướng thì bạn đã nhầm. Biên tập viên càng cần có sự nhạy bén với xu hướng. Đây là tiền đề giúp họ phát hiện những cái hay, cái đẹp để mang vào tác phẩm. Dần dần, tác phẩm được thổi hồn cuộc sống, gần gũi, chân thực hơn với người đọc.
Theo thống kê do Vietnamsalary đưa ra, mức lương trung bình của biên tập viên dao động trong khoảng 10-12 triệu đồng. Mức lương này có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào khối lượng công việc, địa điểm làm việc và số năm kinh nghiệm.
Nhìn chung, đây không phải là mức lương quá cao so với thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, đối với biên tập viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm, mức lương này được xếp vào loại khá. Đối với những biên tập viên có thâm niên, rất nhiều đơn vị tổ chức trả tới 25 triệu đồng/ tháng để họ kiểm tra, xét duyệt nội dung.
Khi ứng tuyển vị trí biên tập viên, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi dưới đây.
Câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển vị trí biên tập viên (Nguồn: Internet)
Câu hỏi này thường được nhiều nhà tuyển dụng đưa ra nhằm xác định mức độ tỉ mỉ, cẩn thận của ứng viên. Bạn nên suy nghĩ một câu trả lời hoàn chỉnh đủ ý tứ để nhà tuyển dụng tập trung vào phương pháp kiểm tra lỗi chính tả hơn.
Bạn có thể tham khảo câu trả lời như sau: “Việc bài viết xuất hiện lỗi chính tả là điều khó chấp nhận được. Vì vậy, biên tập viên cần kiểm tra, xét duyệt bài kỹ trước khi đăng bài. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kiểm soát lỗi chính tả, chúng ta nên có kế hoạch soát lỗi ngay từ bước viết bài. Tác giả cần đọc, rà soát lỗi kỹ trước khi gửi, nếu vi phạm nhiều lần sẽ có mức phạt để răn đe. Bài sẽ được chuyển qua phòng biên tập để xét duyệt thêm một lần nữa. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được giao cho tổng biên tập chịu trách nhiệm chính. Bằng cách này, bài viết sẽ được kiểm duyệt đến 3 lần để chắc chắn rằng không có lỗi chính tả xảy ra”.
Câu hỏi này hướng đến tìm hiểu thể loại sách phù hợp với bạn, đồng thời đánh giá độ phù hợp của bạn đối với công ty. Bạn nên cung cấp cho bộ phận tuyển dụng nhiều thông tin nhất có thể. Ví dụ như nội dung ưa thích nhất của bạn, biện pháp nghệ thuật ấn tượng nhất và một vài tác giả, tác phẩm, giá trị bài viết mang đến cho bạn…
Xem thêm
Hy vọng với những thông tin CareerViet chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về nghề biên tập viên. Để trở thành biên tập viên cứng, mỗi người cần rèn luyện kỹ năng và tố chất sao cho phù hợp. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí này, hãy chọn CVHay để thiết kế bản lý lịch cá nhân ấn tượng. Và đừng quên theo dõi Careermap.vn để kiểm tra lộ trình phát triển nghề nghiệp trong tương lai nhé.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function