Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 16,726
Hiện nay, khi thị trường cần nguồn cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngày càng gia tăng và phát triển mạnh mẽ thì nhóm ngành sản xuất trở nên cực kỳ cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng danh mục như yêu cầu về nguyên vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho,...để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Để tìm hiểu chi tiết về các bước lập kế hoạch sản xuất sao cho hiệu quả nhất, hãy cùng CareerViet đọc ngay bài viết dưới đây.
Kế hoạch sản xuất được định nghĩa là những bước lên kế hoạch cho quá trình sản xuất cụ thể, bao gồm những hoạt động như lên ý tưởng, thành lập và dựa vào các dữ liệu đã có sẵn để xây dựng được một kế hoạch chỉn chu, chi tiết cho một dự án của doanh nghiệp. Dựa theo kế hoạch sản xuất này, chủ doanh nghiệp sẽ nắm được những bước tiến hành của quy trình sản xuất, bắt đầu từ khâu cung ứng đầu vào đầu tiên cho đến khâu phục vụ khách hàng ở bước cuối cùng.
Lập kế hoạch sản xuất là lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho dự án sản xuất của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh với cấu trúc đơn giản
Kế hoạch sản xuất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong sản xuất nên việc lên kế hoạch chi tiết cho các dự án sản xuất như vậy rất được khuyến khích. Cụ thể, một số công dụng đáng kể mà một kế hoạch sản xuất chỉn chu có thể mang lại như:
Lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp thiết lập được các mục tiêu sản xuất (Nguồn: Internet)
Lập kế hoạch sản xuất là khâu quan trọng trong việc thực hiện quy trình sản xuất trong doanh nghiệp. Vì thế, để kế hoạch được cụ thể, chi tiết và đạt hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần tham khảo các bước lập kế hoạch sản xuất như bên dưới đây:
Lập kế hoạch dự báo nhu cầu sản phẩm thực tế trên thị trường được xem là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp quyết định được phương thức thành lập kế hoạch sản xuất nào là hiệu quả cho doanh nghiệp bạn. Từ đây, doanh nghiệp sẽ ước tính và dự trù được nguồn tài nguyên cần thiết và sử dụng theo cách phù hợp nhất.
Dự báo nhu cầu mua sản phẩm trên thị trường là bước đầu tiên để lập kế hoạch sản xuất (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết
Doanh nghiệp nên tiến hành lập kế hoạch quản lý những mặt hàng còn tồn kho để tránh tình trạng thừa hàng gây lãng phí hoặc thiếu nguồn cung cấp trên thị trường. Ở bước này, doanh nghiệp cần tập trung tối đa vào yếu tố như kỹ thuật kiểm soát cũng như cách quản lý hàng tồn kho để có thể tìm cách xử lý những mặt hàng này theo phương án khả thi và hiệu quả nhất.
Một kế hoạch sản xuất được coi là thành công thì cần doanh nghiệp phải “thuộc nằm lòng” những chi tiết nằm trong kế hoạch hoạch định nguồn nhân lực của hệ thống trong cả quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần lưu ý đó là số lượng người tham gia tối thiểu cũng như những yêu cầu cụ thể về nguyên liệu cần để tạo ra sản phẩm hoặc hoàn thành một nhiệm vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ lưỡng hệ thống máy móc và lựa chọn những thiết bị cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất của bạn.
Hoạch định nguồn nhân lực là bước tiếp theo để xây dựng kế hoạch sản xuất (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách công việc gì?
Một trong những yếu tố giúp kế hoạch sản xuất thực hiện thành công đó cần bao gồm khâu giám sát quá trình sản xuất. Đây thực tế là quá trình theo dõi và so sánh kết quả thực tế sau trước, trong và sau khi sản xuất ra thành phẩm với lịch trình sản xuất cũng như dự kiến nguồn lực. Việc giám sát đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách liên tục và cần ghi lại một cách chi tiết và kỹ lưỡng trong cả quá trình sản xuất.
Xem thêm: Quản lý kho là gì? Hướng dẫn 5 kỹ năng, cách quản lý kho hiệu quả
Bước cuối cùng để thành lập kế hoạch sản xuất đó là thường xuyên phản ánh thông tin mà doanh nghiệp thu thập được trong khi thực hiện quá trình giám sát khâu sản xuất để có sự điều chỉnh phù hợp, lập các chiến lược những công việc cần làm để kế hoạch sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ hơn trong tương lai. Lập kế hoạch sản xuất không chỉ đơn thuần là việc thiết kế được các kế hoạch sản xuất hiệu quả mà còn là quá trình trau dồi kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt hơn cho những dự án sản xuất tiếp theo.
Điều chỉnh kế hoạch có hiệu quả hơn trong tương lai (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Thư ký tổng giám đốc và bảng mô tả công việc chi tiết
Hiện nay, có nhiều cách lập kế hoạch sản xuất khác nhau, tương ứng phù hợp với những hình thức sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. Do đó, tùy theo mục tiêu sản xuất mà doanh nghiệp cần có sự lựa chọn đúng đắn về phương án lập kế hoạch để đạt được thành công như mong đợi. Cụ thể, doanh nghiệp nên tham khảo một số phương thức thiết lập kế hoạch sản xuất phổ biến như sau:
Phương pháp công việc thường được ứng dụng trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm duy nhất cùng với một kế hoạch sản xuất được xây dựng. Phương án này thích hợp dùng trong những cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ trên thị trường. Đặc biệt, khi một sản phẩm hoặc một dịch vụ tồn tại những yêu cầu và có thể có các tùy chỉnh sau đó thì đây chính là lựa chọn hợp lý.
Cách lập kế hoạch sản xuất theo phương pháp công việc (Nguồn: Internet)
Phương pháp sản xuất hàng khối còn có tên gọi khác là sản xuất hàng loạt. Cách lập kế hoạch sản xuất theo giải pháp này sẽ bao gồm khâu sản xuất hàng hóa theo nhóm, thay vì sản xuất liên tục hoặc sản xuất riêng lẻ. Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng quy trình sản xuất theo quy mô lớn thì đây chính là lựa chọn không thể hợp lý hơn.
Xem thêm: Account Executive là gì? Yêu cầu công việc đối với Account Executive
Phương pháp dòng chảy được biết đến là mô hình sản xuất dựa theo nhu cầu sử dụng của khách hàng trên thị trường nhằm mục đích giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện sản xuất bằng cách tăng tốc dây chuyền sản xuất. Quá trình sản xuất sẽ chỉ theo những đơn đặt hàng nhận được và sẽ không dừng lại cho đến khi tất cả các thành phẩm được sản xuất thành công. Thông qua việc sử dụng hệ thống máy móc, ngoài việc giúp tối ưu các tác vụ thủ công thì thời gian chờ đợi cũng được giảm thiểu tối đa.
Xem thêm: Business administration là gì? Ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam
Phương pháp gia công có nghĩa là doanh nghiệp sẽ sử dụng một dây chuyền lắp ráp với nhiều loại máy móc hiện đại, tiên tiến có các công dụng khác nhau để hoàn thành những mục tiêu riêng biệt được lên kế hoạch rõ ràng trước đó. Sau cùng, tất cả các thành phần sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Phương pháp gia công có nghĩa là doanh nghiệp sẽ sử dụng một dây chuyền lắp ráp với nhiều loại máy móc hiện đại (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Software Engineer là ai? Đặc trưng công việc kỹ sư phần mềm
Trong quá trình thành lập các kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp không tránh khỏi việc mắc sai lầm. Dưới đây là thông tin về những lỗi thường gặp mà doanh nghiệp nên tham khảo để có phương án hành động giảm thiểu tối đa các sai sót, tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Không nắm bắt được mục tiêu của kế hoạch sản xuất là sai lầm thường thấy của nhiều doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Trên đây là các thông tin xoay quanh về kế hoạch sản xuất. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến việc thành lập kế hoạch trong kinh doanh để quá trình sản xuất diễn ra như mong đợi. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function