Backend Developer làm gì? Điều kiện để trở thành lập trình viên Backend (phần 2)

14/06/2023 19:00 GMT+7

Backend Developer hay lập trình viên Backend là vị trí công việc thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng CareerBuilder tìm hiểu chi tiết về công việc này qua bài viết sau đây nhé!

5. Điều kiện để trở thành một Backend Developer

5.1 Nắm vững các kiến thức cơ bản về lập trình

Nhân tố đầu tiên quyết định bạn có làm được công việc của Backend Developer không đó chính các kiến thức cơ bản về lập trình. Đây là kiến thức nền tảng để trở thành một lập trình viên, muốn làm việc trong lĩnh vực này bạn cần nắm vững và hiểu rõ những thứ cơ bản nhất.

5.2 Hiểu rõ các ngôn ngữ phát triển web

Các Backend Developer có thể là một Functional Programming hay một OOP và công việc của họ tập trung chủ yếu vào đối tượng. Backend Developer sử dụng kỹ thuật ở nền tảng Haiti để lập trình các hàm trên nền tảng khai báo, nhờ thế mà các câu lệnh được thực thi trên mọi thứ tự. Ngôn ngữ có thể được gõ tĩnh hoặc gõ động.

Các ngôn ngữ phát triển web – Nguồn: Internet

Các ngôn ngữ phát triển web – Nguồn: Internet

5.3 Hiểu rõ về các ngữ lập trình

Ngôn ngữ phát triển web là loại ngôn ngữ thông dụng và thiết yếu được sử dụng trong lập trình. Hiện nay có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình như: Python, PHP, Node.js,...Việc bạn cần làm là lựa chọn cho mình loại ngôn ngữ phù hợp với máy chủ. Nếu bạn thông thạo càng nhiều ngôn ngữ thì mức độ trọng dụng của bạn tại các công ty càng cao.

5.4 Trang bị một số kỹ năng mềm

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn trong nghề, thì việc trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết cũng rất quan trọng. Dưới đây là các kỹ năng cần trang bị để trở thành một Backend Developer.

5.4.1 Kỹ năng phân tích logic

Đối với một Backend Developer thì một tư duy về cấu tạo hệ thống logic là một điều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng, đòi hỏi bạn phải có tư duy phân tích thông minh và kỹ năng cao.

5.4.2 Kỹ năng giao tiếp

Bản chất công việc Backend là phải phối hợp với bộ phận khác như là Frontend. Điều này đòi hỏi các kỹ sư phần mềm phải trang bị cho mình khả năng giao tiếp tốt để có thể linh hoạt trong quá trình làm việc nhóm, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc và đảm bảo cho ra thành phẩm tốt nhất.

5.4.3 Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc

Công việc của Backend Developer thật sự không dễ dàng, việc thực hiện nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một khoảng thời gian rất khó khăn. Vì vậy, Backend Developer cần phải biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

5.4.4 Cẩn trọng, tỉ mỉ và kiên trì

Công việc trong ngành IT đòi hỏi phải trang bị cho mình sự cẩn thận, tỉ mỉ do công việc yêu cầu có độ chính xác cao không được sai sót các mã code.Vì vậy rèn luyện những kỹ năng này thường xuyên sẽ giúp thích ứng với công việc nhanh chóng.

6. Mức lương của lập trình viên Backend

Theo khảo sát của CareerViet, mức lương của Backend Developer dao động trong khoảng 14 – 24 triệu đồng/tháng và trung bình trong khoảng 19 triệu đồng.

Tuy nhiên con số này cũng chỉ là con số ước tính, tùy vào công ty mà bạn làm việc, vị trí, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

7. Lộ trình trở thành Backend Developer

Dưới đây, CareerViet sẽ chia sẻ cho bạn các bước để trở thành Backend Developer "chính hiệu": 

Fresher hay Junior

Fresher hay Junior là vị trí bắt đầu sự nghiệp của một Backend. Vị trí này thường phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm thực tập một vài tháng.

Các nhà tuyển dụng chủ yếu khai thác tiềm năng phát triển của các cá nhân là chính và không yêu cầu quá cao về tính chất công việc. Đây là vị trí sơ cấp và cần các nhà tuyển dụng phải bỏ nhiều thời gian để training.

Phần lớn công việc dành cho vị trí này là xử lý các code, bug, module nhỏ và đơn giản. Trong quá trình làm việc sẽ được kiểm tra và hướng dẫn lại.

Lập trình viên Backend - Ảnh: Internet

Lập trình viên Backend - Ảnh: Internet

Lập trình viên Backend

Đây là vị trí có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, các Junior hay Fresher sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và có thể tự mình giải quyết công việc thì lúc này họ sẽ được chịu trách nhiệm chính về công việc của mình.

Công việc của các Backend sẽ phức tạp về chuyên môn như xử lý code hay các module so với Fresher và Junior. Các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu cao hơn về vị trí này và khai thác những kinh nghiệm xử lý một dự án nhiều hơn.

Quản lý hoặc kỹ thuật - Ảnh: Internet

Quản lý hoặc kỹ thuật - Ảnh: Internet

Quản lý hoặc kỹ thuật

Vị trí này đòi hỏi bạn có một số năm kinh nghiệm nhất định. Lúc này bạn sẽ lựa chọn hai hướng phát triển, một là trở thành một chuyên gia kỹ thuật hoặc trở thành quản lý.

Tùy vào sự lựa chọn của bạn mà chúng ta có lộ trình phát triển khác nhau:

● Trở thành quản lý: Team Leader → Project Manager → Manager / Director.

● Trở thành chuyên gia kỹ thuật: Senior Developer → Technical Lead → Software Architecture.

Trên đây là những chia sẻ của CareerViet về công việc của Backend Developer. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu và lựa chọn ngành nghề phù hợp với định hướng của mình. Để tìm kiếm việc làm Backend Developer phù hợp, bạn hãy truy cập careerviet.vn ngay hôm nay nhé!

Feedback