Các nguyên tắc để trao quyền hiệu quả

07/03/2023 07:13 GMT+7

Nếu nhân viên được trao quyền đúng cách, lãnh đạo sẽ có một môi trường mà mọi người đạt năng suất cao, chủ động đóng góp và cảm thấy mãn nguyện khi đi làm. Các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn vừa không giới hạn nhân viên, vừa đảm bảo được trách nhiệm và thành tích của họ.

Cho thấy bạn coi trọng mọi người

Sự quan tâm của bạn đối với mọi người cần thể hiện ở cả hành động và lời nói, bao gồm biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và những từ bạn chọn để thể hiện những gì bạn đang nghĩ về những người dưới quyền.

Cho thấy bạn coi trọng mọi người - Ảnh: Pexels

Cho thấy bạn coi trọng mọi người - Ảnh: Pexels

Sự gắn bó của nhân viên với một tổ chức có liên quan đến sự coi trọng của lãnh đạo đối với giá trị riêng biệt của mỗi người. Bất kể nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ hiện tại của họ ra sao, giá trị của nhân viên trong tổ chức với tư cách là một con người không bao giờ được xem nhẹ.

Chia sẻ tầm nhìn xa

Hãy khiến mọi người cảm thấy họ là một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính họ và phần việc của họ. Hãy cùng bộ phận truyền thông nội bộ chia sẻ với mọi thành viên trong công ty các kế hoạch chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Cho phép nhân viên đề ra mục tiêu

Hãy cho nhân viên tham gia vào việc lập mục tiêu và lên kế hoạch trong phạm vi phù hợp. Ít nhất, bạn cũng chia sẻ các mục tiêu và phương hướng quan trọng nhất của tổ chức cho những người trực tiếp dưới quyền bạn và họ được phép đặt ra mục tiêu ở cấp bộ phận của họ.

Sẽ rất tốt nếu những mục tiêu chung của nhóm (với sự tham gia đề xuất của nhân viên) có sự tăng trưởng có thể đo lường và quan sát được. Hoặc bạn chia sẻ kết quả tích cực với những thành viên cùng chung lưng đấu cật.

Như vậy, họ sẽ có cái nhìn toàn cảnh, và hiểu được ý nghĩa đằng sau các mục tiêu và định hướng. Khi tham gia việc chinh phục mục tiêu, họ nhận thức được tiềm năng của chính mình, tự vạch ra lộ trình làm việc mà không cần bạn giám sát chặt chẽ từng bước một.

Cho phép nhân viên đề ra mục tiêu - Ảnh: Pexels

Cho phép nhân viên đề ra mục tiêu - Ảnh: Pexels

Tin tưởng mọi người

Đặt niềm tin là mọi người có thể làm điều đúng, đưa ra quyết định đúng và có những lựa chọn hiệu quả (tuy có thể không khớp với kỳ vọng của bạn). Khi nhân viên nhận thấy bạn có niềm tin ở họ, họ sẽ yên tâm tập trung năng lượng vào việc hoàn thành kết quả, thay vì đoán già đoán non về thái độ của bạn với họ.

Cung cấp thông tin

Đảm bảo rằng bạn đã cung cấp cho mọi người tất cả thông tin cần thiết để họ có thể ra quyết định. Hoặc ít nhất hãy tạo điều kiện để họ tiếp cận nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

Đừng chỉ giao việc nặng

Công việc cũng có lúc cần trở nên thú vị. Thật tốt nếu bạn giao đúng người đúng việc. Giao cho nhân viên công việc mà họ quan tâm, yêu thích, thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn công việc mang tính nghĩa vụ.

Đánh giá thường xuyên

Hãy giúp mọi người biết tình trạng công việc của họ, cách họ đáp ứng yêu cầu và vấn đề họ cần cải thiện. Khen thưởng và công nhận đúng lúc cũng quan trọng như nhắc nhở, cải tiến.

Giả định vấn đề là hệ thống, không phải con người

Khi một vấn đề xảy ra, hãy thử hỏi có điều gì sai trong hệ thống khiến nhân viên thất bại, thay vì điều gì sai ở họ. Nếu sau đó, bạn xác định là lỗi cá nhân, chứ không phải hệ thống, hãy cố gắng giải quyết vấn đề với nhân viên trước khi làm việc với bộ phận Nhân sự.

Lắng nghe và đặt câu hỏi

Hãy tạo cho mọi người thói quen chủ động bằng cách lắng nghe và đặt câu hỏi cho họ. Khi một nhân viên đề cập một vấn đề vướng mắc, hãy hỏi: "Theo bạn, nên làm gì để giải quyết vấn đề này?". Hoặc: "Bạn đề xuất các bước xử lý như thế nào?".

Lắng nghe và đặt câu hỏi - Ảnh: Pexels

Lắng nghe và đặt câu hỏi - Ảnh: Pexels

Như vậy, bạn đã hướng dẫn nhân viên bằng cách đặt câu hỏi, thay vì coi họ như trẻ con và bảo phải làm cái kia. Mọi người thường sẽ tìm ra câu trả lời đúng khi được tạo cơ hội để thoải mái khám phá và thể hiện năng lực. Khi họ đã đề ra được các giải pháp hợp lý cũng là lúc bạn có thể nói với nhân viên rằng họ không cần phải hỏi về những tình huống tương tự.

Khen thưởng và công nhận

Nếu nhân viên cảm thấy cống hiến không được trả công xứng đáng, những trách nhiệm mà họ đảm nhận không được đề cao, họ sẽ không đánh giá cao "quyền" mà bạn trao cho họ.

Các nhu cầu cơ bản của nhân viên phải được đáp ứng trước khi bạn muốn họ nỗ-lực-hết-mình (nên coi đó là phần đóng góp mà người làm thuê tự nguyện cống hiến cho công việc, chứ không phải nghĩa vụ của họ). Muốn trao quyền một cách thành công cho nhân viên, sự công nhận thường xuyên, xứng đáng đóng vai trò rất quan trọng.

Feedback