Khi nhắc đến nghề biên tập viên, chắc chắn sẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những người đưa tin trên thời sự. Cùng CareerBuilder tìm hiểu về cẩm nang nghề nghiệp này trong bài viết dưới đây nhé!
Khám phá những điều thú vị trong công việc biên tập viên – Ảnh: Internet
Vị trí biên tập viên là gì?
Biên tập viên là người chịu trách nhiệm rà soát, kiểm duyệt tính đúng đắn của nội dung và cách trình bày, đảm bảo nội dung xuất bản được chỉn chu. Đây là một chức danh dùng chung cho các biên tập viên truyền hình, radio, sách, phim,...
Tại các nhà đài, tòa soạn, hãng phim, nhà xuất bản sách, công ty truyền thông,... đều có vị trí biên tập viên. Vị trí này yêu cầu kỹ năng viết lách tốt, sự tỉ mỉ và có chuyên môn trong lĩnh vực đang công tác để đảm bảo chất lượng của nội dung.
Biên tập viên là người kiểm duyệt chất lượng nội dung – Ảnh: Internet
Công việc của biên tập viên trong các lĩnh vực
Lĩnh vực Báo chí
Mô tả công việc biên tập viên Báo chí phụ trách là tiếp nhận bài viết của phóng viên, kiểm tra nguồn thông tin, các lỗi sai trong bài và thực hiện biên tập nội dung. Trong lĩnh vực báo chí, biên tập viên chính là người loại bỏ các tin đồn bịa đặt, bảo vệ uy tín của tòa soạn và cung cấp cho người đọc thông tin chính xác.
Ở lĩnh vực này, biên tập viên được chia ra nhiều loại dựa vào quy trình làm việc như: biên tập viên đầu vào, biên tập viên tương tác, biên tập viên đầu ra,...
Lĩnh vực Xuất Bản
Trong lĩnh vực xuất bản, biên tập nội dung sẽ đảm nhận trọng trách về hình thức và cách sắp xếp nội dung bên trong của một quyển sách. Nếu là một người biên tập nội dung xuất sắc, bạn có thể đồng hành cùng tác giả tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Khi đó, biên tập viên và tác giả sẽ thảo luận để tạo nên một cấu trúc hoàn hảo cho một quyển sách. Điều này bao gồm việc chỉnh sửa tiêu đề hấp dẫn thu hút độc giả, chọn bìa sách, hình ảnh minh họa và chỉnh sửa các lỗi chính tả.
Lĩnh vực Truyền hình
Biên tập nội dung lĩnh vực Truyền hình có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Chỉ cần mở tivi thì bạn sẽ bắt gặp các biên tập viên thời sự đang cập nhật thông tin trong ngày.
Tuy nhiên, công việc này không dừng lại ở việc dẫn chương trình. Họ cần tìm kiếm thông tin hoặc nhận thông tin từ các bộ phận khác sau đó biên tập bản tin trở nên hoàn chỉnh. BTV Truyền hình đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, giọng nói chuẩn, truyền cảm, khả năng xử lý tình huống tốt và có ngoại hình ưa nhìn.
Lĩnh vực Website
Biên tập website hay còn được biết đến với tên gọi khác là biên tập viên content. Đây là công việc được những bạn trẻ đam mê viết lách lựa chọn. Các công ty sẽ có một bộ phận biên tập để viết bài phục vụ cho việc xây dựng website, viết bài PR trên các trang.
Biên tập viên mảng Website sẽ không đặt nặng vấn đề xã hội như Báo chí hay Truyền hình. Ho chỉ cung cấp những nội dung được người đọc hoặc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp quan tâm, nội dung phù hợp với mọi lứa tuổi.
Lĩnh vực Phát thanh
Công việc của phát thanh viên cũng tương tự như biên tập viên truyền hình, tuy nhiên, họ chỉ cần thu tiếng trong studio chứ không ngồi trước ống kính như mảng truyền hình. Để ứng tuyển vào vị trí biên tập viên phát thanh thì bạn cần có một giọng nói dễ nghe để truyền đạt thông tin đến các khán thính giả.
Mô tả công việc biên tập viên – Ảnh: Internet
Vì sao nên trở thành biên tập viên trong tương lai?
Cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở
Trước đây, nghề biên tập bị giới hạn trong lĩnh vực sách báo, truyền hình hay văn học nhưng ngày nay nghề này đã lấn sân sang lĩnh vực truyền thông. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho giới trẻ, xóa bỏ đi sự đơn điệu trong công việc.
Thế nhưng song song với đó, nghề biên tập hiện nay cũng yêu cầu nhiều hơn về sự sáng tạo và các kỹ năng khác. Khả năng viết lách tốt và giọng nói hay thôi là chưa đủ. Để trở thành một biên tập viên thế hệ mới, bạn cần nắm bắt xu thế nhanh chóng và không ngừng trau dồi kỹ năng.
Mức lương hấp dẫn
Cũng như những ngành nghề khác, mức lương sẽ dựa vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích. Nhưng so với các ngành khác thì thu nhập của biên tập viên được cho là nằm ở mức khá. Nếu bạn tự tin vào năng lực của bản thân thì có thể trao đổi với nhà tuyển dụng để nhận được mức lương xứng đáng.
Ngoài thu nhập tại công ty, các biên tập viên còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm cộng tác viên bên ngoài. Điều này sẽ giúp tăng thu nhập hàng tháng và học hỏi thêm được nhiều lĩnh vực.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
Biên tập viên sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Phổ biến là các cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay đài truyền hình. Môi trường làm việc này sẽ giúp bạn có ý tưởng dồi dào và tiếp xúc được với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực.
Lý do nên thử sức với nghề biên tập nội dung – Ảnh: Internet
(còn tiếp)