Tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về công việc của kế toán viên (phần 2/2)

10/02/2023 15:00 GMT+7

Kế toán là ngành nghề chưa bao giờ ngừng HOT từ trước tới nay. Vậy công việc của kế toán viên là gì? Tìm việc làm nhân viên kế toán ở đâu uy tín?

Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc làm của nhân viên Kế toán.

Yêu cầu cần có của một kế toán viên

Khi tuyển nhân viên kế toán, các đơn vị tuyển dụng đòi hỏi ở ứng viên những yêu cầu cơ bản như sau.

Có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn

Đối với vị trí nhân viên kế toán, năng lực chuyên môn cao luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tuyển dụng. Theo quy định chung của Luật Kế toán Việt Nam, một cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề được cấp bởi Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn cần có nghiệp vụ cùng với trình độ chuyên môn. Ngoài ra, kinh nghiệm hành nghề ít nhất từ 1 – 2 năm cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Hội tụ các kỹ năng cần thiết của nhân viên kế toán

Một kế toán viên cần đáp ứng ít nhất các kỹ năng cơ bản như sau:

● Kỹ năng tin học văn phòng: Đây là kỹ năng tiên quyết mà nhân viên kế toán bắt buộc phải thành thạo. Bao gồm các chương trình tin học văn phòng cơ bản như Excel, Word và PowerPoint và các phần mềm vi tính cần thiết.

● Kỹ năng phân tích và tổng hợp: Công việc chủ yếu của nhân viên kế toán là thu thập chứng từ, hóa đơn, ghi sổ, thu chi, báo cáo,... Những công việc này đều đòi hỏi khả năng quan sát, phân tích, nhận định và đánh giá các nghiệp vụ phát sinh. Từ đó tổng hợp và đưa ra các hạch toán chuẩn xác nhất.

● Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh: Đây là một kỹ năng phụ trợ, giúp kế toán viên có thể chủ động hơn khi đọc những tài liệu kế toán hay báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Ngoài ra, việc thông thạo tiếng Anh cũng giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm việc với đối tác nước ngoài.

Tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về công việc của kế toán viên – Phần 2/2 - Ảnh 1.

Nhân viên kế toán cần phải đảm bảo về trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản - Ảnh: Internet

Phẩm chất đạo đức của nghề kế toán viên

Ngoài những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp là điều không thể thiếu đối với bất kể vị trí công việc nào. Đối với kế toán viên, sự cẩn thận là phẩm chất quan trọng nhất. Bởi công việc của nhân viên kế toán liên quan đến số liệu, giấy tờ, sổ sách,... nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng để tránh sự nhầm lẫn, nâng cao hiệu suất công việc.

Bên cạnh đó, nhân viên kế toán cũng là người nắm bắt các vấn đề tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, trung thực cũng là phẩm chất cần thiết của nhân viên kế toán.

Có thể chịu được áp lực cao trong công việc

Công việc của nhân viên kế toán thường phải đối mặt với áp lực về giấy tờ, sổ sách cùng các vấn đề liên quan đến tài chính. Vì vậy, để có thể thành công trong công việc này, bạn cần rèn luyện cho bản thân một tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp kế toán viên có thể thích nghi tốt hơn với công việc mà mình đảm nhiệm.

Tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về công việc của kế toán viên – Phần 2/2 - Ảnh 2.

Có thể chịu được áp lực công việc cao là một lợi thế của nhân viên kế toán - Ảnh: Internet

Mức thu nhập trung bình của kế toán viên

Kế toán viên là công việc được đánh giá khá ổn định hiện nay. Đồng thời, vị trí này cũng phù hợp với những ai muốn gắn bó lâu dài với nghề. Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn liên quan đến lương bổng.

Tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về công việc của kế toán viên – Phần 2/2 - Ảnh 3.

Cập nhật bảng lương kế toán viên - Ảnh: Internet

Cụ thể, đối với những ứng viên ít kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương kế toán viên thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với những ai đã làm việc lâu năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn thì mức lương có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, kế toán là công việc sẽ được tăng lương theo thâm niên làm việc và năng lực của mỗi cá nhân. Do đó, càng theo đuổi công việc lâu dài, bạn sẽ càng có cơ hội được hưởng mức lương hấp dẫn.

Các cấp bậc thăng tiến trong nghề kế toán

Lộ trình thăng tiến của một nhân viên kế toán thường sẽ trải qua những cấp bậc sau đây.

● Kế toán viên: Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp ở một số mảng như: kế toán thanh toán, kế toán kho,... Đây là giai đoạn để bạn tích lũy kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

● Kế toán tổng hợp: Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí kế toán viên từ 2 – 3 năm, bạn có thể được thăng cấp lên vị trí kế toán tổng hợp. Công việc lúc này sẽ là tổng hợp, bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập báo cáo tài chính.

● Kế toán trưởng: Đây được xem là vị trí cao nhất của một người hành nghề kế toán. Ở vị trí này, bạn sẽ là người đứng đầu bộ phận kế toán với nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn công việc của các kế toán viên sao cho hợp lý; tham mưu cho ban lãnh đạo về các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp.

Tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về công việc của kế toán viên – Phần 2/2 - Ảnh 4.

Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kế toán - Ảnh: Internet

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về công việc của một kế toán viên cùng các vấn đề liên quan. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai có định hướng nghề nghiệp trở thành nhân viên kế toán trong tương lai. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên kế toán lương cao, đừng quên truy cập ngay website CareerViet để tạo một chiếc CV "xịn sò", bật chế độ công khai tìm việc và chớp lấy mọi thời cơ cho mình nhé!

Feedback