Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Từ ngày 14/1/2024, CareerBuilder.vn chính thức đổi tên thành CareerViet.vn. Chi tiết xem tại đây.
Lượt xem: 5,745
Tìm kiếm ứng viên có năng lực nhất, đi kèm với thái độ tuyệt vời là mục tiêu của quá trình phỏng vấn. Tìm hiểu thái độ ứng viên không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp. Bởi kỹ năng có thể học được, nhưng thái độ thì khó cải thiện hơn nhiều.
Quá trình phỏng vấn là cơ hội chính yếu để nhà tuyển dụng tiếp cận được nhân cách của các ứng viên. Hầu hết các nhà tuyển dụng tìm kiếm một người tự tin và tích cực, một thành viên triển vọng, có khả năng nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Bạn đã lên quy trình phỏng vấn, đã xác định phương pháp phỏng vấn, nhưng khi bước vào phỏng vấn, đừng quên tận dụng các mẹo sau để đạt hiệu quả cao nhất:
Quan sát ngôn ngữ cơ thể: Để ý đến ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và giao tiếp bằng mắt có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về mỗi người. Ứng viên gõ chân liên tục, vặn vẹo hai tay với nhau hoặc cắn móng tay có thể cho thấy sự thiếu tự tin. Khoanh tay có thể cho thấy cá nhân đó là người phòng thủ, hiếu chiến hoặc khép kín. Thiếu giao tiếp bằng mắt thì gây khó khăn cho việc giao tiếp, đồng thời khẳng định người đó ngại ngùng và lảng tránh. Tất nhiên, đó chưa phải những đánh giá đầy đủ.
Đánh giá kỹ năng giao tiếp: Đặc biệt quan trọng trong các ngành dịch vụ, du lịch… đòi hỏi ứng viên tiếp cận với nhiều đối tác, khách hàng. Nếu họ nói một cách thoải mái, dễ tính và cởi mở trong cuộc phỏng vấn, rất có thể họ cũng sẽ nói theo cách đó với khách hàng của bạn.
Kiểm tra sự nhiệt tình: Ứng viên nhiệt tình, năng nổ và tự tin đến mức nào? Người bạn đang phỏng vấn phải là người tích cực, một thành viên hữu ích trong nhóm và lịch sự với người khác. Thái độ là yếu tố cơ bản trong bất kỳ ngành nghề nào, vì vậy hãy tìm một người có đạo đức làm việc, tôn trọng, chủ động, trung thực, tự tin, vui vẻ và có mục tiêu.
Chuẩn bị nhiều loại câu hỏi: Các loại câu hỏi khác nhau mang lại những câu trả lời khác nhau, một số có khả năng khai thác thái độ tốt hơn những câu hỏi khác. Câu hỏi đóng tiết lộ sự thật: "Bạn có được đào tạo về AutoCad/ Adobe Premiere… không?". Còn câu hỏi mở khuyến khích giải thích: “Bạn hãy kể về công việc cuối cùng của bạn. Bạn thích điểm gì ở nó?". Các câu hỏi tình huống thì tạo ngữ cảnh tốt để đánh giá thái độ và khả năng giải quyết vấn đề: “Một khách hàng thô lỗ với bạn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?". Sự kết hợp của các loại câu hỏi này sẽ cho bạn bức tranh toàn cảnh về thái độ của ứng viên.
Đặt câu hỏi về hành vi: Câu trả lời cho những câu hỏi này có xu hướng tiết lộ nhân cách. Yêu cầu các ví dụ cụ thể về cách một ứng viên xử lý tình huống gay gắt, khó khăn, thách thức nhất từng gặp. Ví dụ: “Hãy kể về lần bạn phải đối phó với một khách hàng khiếu nại gay gắt? Giai đoạn nào bạn hài lòng nhất về các hành động, quyết sách của mình? Các bước chi tiết bạn đã thực hiện để thể hiện sự chủ động trong công việc? Hãy kể về giai đoạn mà bạn buộc phải nhìn lại quy trình do bản thân đề ra?"... Yêu cầu ứng viên thuật lại cụ thể. Anh ấy/ cô ấy đã thể hiện những hành vi này khi nào và ở đâu? Sau đó, bạn có thể xác minh thông tin này trong quá trình kiểm tra, tham chiếu hậu phỏng vấn.
Chúc bạn có những cuộc phỏng vấn đãi cát - tìm ra vàng trong năm mới.
Nguồn : CareerViet
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn
Nhận ngay những tin tức mới nhất về dịch vụ và cẩm nang tuyển dụng từ CareerViet.vn