Lọc

458 việc làm quan ly kho

Quản lý kho là gì?

Quản lý kho bao gồm các công việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa trong kho như sắp xếp, tổ chức hàng hóa, bảo quản, báo cáo số lượng liên tục, xuất - nhập kho, vận chuyển,... nhằm đảm bảo quá trình vận hành diễn ra suôn sẻ.

Việc quản lý kho hiệu quả sẽ giúp quá trình sản xuất, phân phối và cung cấp sản phẩm đúng thời điểm, góp phần giảm chi phí lưu thông, vận hành sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Các công việc chính của quản lý kho

Quản lý kho bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau, dưới đây là một vài công việc cơ bản nhất mà một quản lý kho cần làm:

Quản lý - sắp xếp hàng hóa

  • Phân loại, sắp xếp vật tư, hàng hóa có trong kho
  • Xây dựng và tối ưu sơ đồ kho hàng để dễ quản lý

Tuân thủ quy định và quy chuẩn hàng hóa

  • Sắp xếp hàng hóa trong kho theo đúng quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Áp dụng nguyên tắc “nhập trước - xuất trước” với các hàng hóa có hạn sử dụng ngắn.

Thực hiện các thủ tục xuất - nhập hàng

  • Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ, hồ sơ, chứng từ yêu cầu nhập - xuất hàng và lưu chuyển hàng hóa.
  • Lưu trữ lại tất cả các hóa đơn xuất - nhập kho.
  • Kiểm tra lại chất lượng của tất cả hàng hóa trước khi hàng được tiến hành nhập - xuất kho.
  • Kiểm tra và theo dõi định kỳ tồn kho để khi đối chiếu chính xác với tồn kho hệ thống.

Theo dõi lượng hàng tồn kho

  • Theo dõi thường xuyên số lượng hàng hóa tồn kho, đảm bảo định mức kho tối thiểu.
  • Đề xuất điều chỉnh định mức tồn kho phù hợp với tình hình biến động của từng loại hàng hóa.

Lập báo cáo

  • Lập báo cáo về tình trạng của các hàng hóa và vật tư trong kho
  • Cập nhật tất cả các hồ sơ lên phần mềm quản lý.
  • Tiến hành báo cáo hiệu quả công việc với các quản lý cấp cao hơn.

Đảm bảo và tuân thủ các quy định về an toàn kho

  • Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về phòng cháy chữa cháy trong kho.
  • Kiểm tra định kỳ cơ sở hạ tầng kho tránh ẩm mốc, mối mọt ảnh hưởng chất lượng hàng hóa.

Nhu cầu tuyển dụng quản lý kho

Thị trường tuyển dụng quản lý kho tại Việt Nam đang trở nên sôi động và tiềm năng phát triển trong tương lai là rất lớn. Quản lý kho vẫn là một vị trí quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp và ngành công nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử và sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.

Điều này thể hiện khá rõ ràng khi bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cơ hội việc làm quản lý kho với mức lương tháng từ 10.000.000 đồng trở lên tùy theo quy mô công ty. Với vị trí quản lý kho tại các công ty lớn cũng đòi hỏi sự cạnh tranh và yêu cầu rất cao về mặt kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Do đó, nếu bạn muốn phát triển hơn ở vị trí này, việc liên tục phát triển kinh nghiệm và kỹ năng là điều hết sức cần thiết để thích nghi và gây được ấn tượng mạnh cho các nhà tuyển dụng trong ngành.

Cơ hội phát triển của vị trí quản lý kho

Cơ hội phát triển trong việc làm quản lý kho rất hứa hẹn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tuyển dụng và ngành công nghiệp ngày càng phát triển. Với sự gia tăng của thương mại điện tử, ngành logistics và chuỗi cung ứng đang trở nên ngày càng quan trọng đồng nghĩa với việc quản lý kho là một phần không thể thiếu.

Ngoài ra, việc bạn được làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế hoặc tham gia vào quản lý hàng tồn kho toàn cầu cũng cung cấp cơ hội thú vị cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn sau này. Đối với những ứng viên có thời gian và kinh nghiệm làm việc tại vị trí này, bạn hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực quản lý kho, ví dụ như quản lý cấp cao hơn hoặc giám đốc logistics và chuỗi cung ứng. Các vị trí này thường đi kèm với mức lương cao hơn và trách nhiệm cũng lớn hơn. Điều quan trọng đối với quản lý kho đó là: nếu bạn muốn phát triển thì không chỉ phát triển kỹ năng chuyên môn mà còn phải liên tục cập nhật các xu hướng mới trong ngành và có sự hiểu biết về công nghệ.

Mức lương trung bình của việc làm quản lý kho

Mức lương bình quân của việc làm quản lý kho có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, ngành công nghiệp, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm của cá nhân và cả các yếu tố như trình độ học vấn và chứng chỉ. Theo kết quả nghiên cứu của trang VietnamSalary, mức lương bình quân của một quản lý kho dao động từ 8.400.000 đồng/tháng đến 11.100.000 đồng/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm làm việc, chưa bao gồm các khoản thưởng, phúc lợi theo quy định của công ty.

Cụ thể hơn, đối với sinh viên mới ra trường kinh nghiệm dưới 1 năm sẽ có mức lương trung bình rơi vào khoảng 7.300.000 đồng/tháng. Nếu bạn sở hữu từ 1-4 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình có thể nhận là khoảng 10.200.000 đồng/tháng và con số này sẽ tăng lên đến 13.300.000 đồng/tháng cho người có từ 5-9 năm kinh nghiệm làm việc.

Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí quản lý kho

Để có thể gây ấn tượng với doanh nghiệp khi ứng tuyển vào vị trí quản lý kho, ứng viên cần cần đáp ứng các kỹ năng chuyên môn sau:

  • Sắp xếp, quản lý hàng hóa: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp cho nhà quản lý nắm được số lượng hàng hóa trong kho hàng một cách chính xác và đảm bảo các đơn hàng không có sai sót.
  • Biết cách nhập - xuất hàng hóa và phiếu kho: Người quản lý kho phải nắm được khi có bất kỳ hàng hóa nào nhập hay xuất và phiếu kho để nhập chứng từ kịp thời và chính xác.
  • Kiểm kho nhanh chóng: Kỹ năng kiểm kho nhanh chóng, hiệu quả giúp doanh nghiệp xử lý các tình huống phát sinh dễ dàng hơn.

Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng là những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm ở mỗi ứng viên cho vị trí quản lý kho:

  • Kỹ năng quản lý và đào tạo nhân sự: Người quản lý kho cần có kỹ năng tổ chức, quản lý, đào tạo nhân sự hiệu quả giúp phân bổ và tối ưu hóa hoạt động của kho.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Người quản lý kho cần phải biết lắng nghe, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tất cả nhân viên, giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện và tránh xung đột không cần thiết
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt giúp người quản lý kho truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, rành mạch để đảm bảo mọi người hiểu rõ ý và nâng cao hiệu quả hợp tác.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý kho cần phải ứng phó với nhiều công việc và ưu tiên khác nhau. Khả năng quản lý thời gian giúp họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đúng hạn.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm quản lý kho: Với quy mô kho hàng ngày càng lớn và số lượng hàng hóa ngày càng tăng, việc điều hành quá trình xuất nhập hàng hóa trở nên khó khăn và đầy thách thức. Do đó việc ứng dụng các phần mềm quản lý hàng tồn kho bên ngoài sẽ giúp tối ưu hóa quá trình kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu đồng thời giúp công việc của người quản lý kho trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

Để trở thành một quản lý kho đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc dày dặn cũng như liên tục nâng cao các kỹ năng chuyên môn trong việc quản lý kho và cả những kỹ năng mềm khác. Hy vọng với những thông tin trên, CareerViet có thể giúp bạn nắm rõ hơn về nhu cầu tuyển dụng, cơ hội phát triển việc làm, mức thu nhập bình quân và cả những điều mà các doanh nghiệp quan tâm ở các ứng viên khi ứng tuyển cho vị trí công việc quản lý kho nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các mẫu CV đẹp, ấn tượng và tạo cho mình một mẫu CV chuẩn chỉnh tại CVHay.

Feedback