Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 36,559
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình và dự tính rằng trong vòng 1 năm qua bạn sẽ được thăng tiến. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn vẫn chỉ đang dậm chân tại chỗ. Bạn đang đi tìm nguyên nhân?
Dưới đây là 10 lý do rất có thể giải đáp được nỗi băn khoăn của bạn nhưng hoàn toàn không phải do nền kinh tế hay tình hình hoạt động của công ty.
“Ôm cây đợi thỏ”
Sếp và những người ra quyết định trong con đường thăng tiến tại cơ quan đã biết khả năng của bạn, bạn cho rằng trong công ty này chẳng còn ai phù hợp hơn với vị trí mới bằng bạn. Điều đó không có nghĩa rằng bạn chỉ cần ngồi “ôm cây đợi thỏ”. Sẽ thật sai lầm khi bạn nuôi trong mình suy nghĩ này. Thực tế là sếp có thể sẵn sàng lãng quên bạn nếu như bạn không liên tục chứng tỏ khả năng của mình. Họ sẵn sàng thăng cấp cho một nhân vật khác tuy về bằng cấp có thể thua kém bạn một chút nhưng họ có tinh thần học hỏi và không ngừng vươn lên. Hãy nhớ rằng trong quá trình làm việc hãy luôn luôn chứng tỏ cho họ thấy năng lực, kiến thức và thế mạnh của bạn, cho họ thấy bạn có thể đưa công ty của họ ngày càng phát triển, thuyết phục họ rằng những ý tưởng của bạn có thể giúp công ty của họ đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất.
Bạn luôn là một kẻ trốn việc
Nếu bạn là sếp, bạn sẽ nghĩ sao về một nhân viên luôn luôn đi làm muộn và là người đầu tiên ra về ở công ty? Bạn sẽ nghĩ sao nếu có một nhân viên mặc dù có năng lực nhưng luôn gọi điện xin nghỉ vì lý do ốm đau, bận rộn? Bạn luôn kéo dài hạn hoàn thành công việc hay từ chối tham gia vào những dự án mới. Tất nhiên chẳng có vị sếp nào hào phóng thăng cấp cho một nhân viên luôn trốn việc và không có trách nhiệm như vậy cả. Bạn hãy thử xem lại mình, liệu bạn có mắc phải những lỗi này không?
Không nhiệt tình trong công việc
Không ai có thể nói bạn là kẻ trốn việc. Bạn đi làm và ra về đúng giờ. Bạn tuân thủ những nguyên tắc mà cơ quan đề ra. Thật lạ, đây lại chính là những vấn đề của bạn. Vịêc tuân thủ nội quy và thời gian làm việc tại cơ quan chỉ giúp bạn đảm bảo duy trì công việc của mình, nhưng đó không phải là điều kiện đủ cho sự thăng tiến. Bạn hãy thử đi làm sớm hơn và ra về muộn hơn thời gian quy định, đề xuất những ý tưởng sáng tạo, hoàn thành công việc đúng hoặc vượt tiến độ một cách hiệu quả nhất…Nhiệt tình là một trong những yếu tố quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu cho sự thăng tiến. Hãy nhớ rằng nếu bạn không có những bước tiến xa hơn trong công việc, đừng ngạc nhiên khi sếp của bạn cũng không có những quyết định xa hơn cho con đường công danh của bạn.
Bạn không thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình
Bạn đã bao giờ không làm theo sự chỉ đạo của ai đó vì nghĩ rằng cách làm của họ không hiệu quả và bạn có thể làm nó tốt hơn? Bạn đã bao giờ tự nguyện dẫn đầu một nhóm làm việc nào đó và gây sự chú ý tới những người ra quyết định? Nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Hãy tự nguyện làm thêm những công vịêc vượt ra ngoài nhiệm vụ, sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo và thể hiện hiệu quả của những việc mình triển khai. Tất cả những việc làm đó có thể dẫn bạn vào trong danh sách những nguời có thể được đề bạt thăng tiến trong thời gian tới.
Tự đặt mình cao hơn người khác
Bạn đang là nhân viên tiềm năng, và bạn không có nghĩa vụ phải làm những công việc như pha café, đóng tài liệu hay chuẩn bị bài thuyết trình cho sếp. Công việc đó là dành cho những nhân viên “kém” hơn. Rất nhiều nhân viên nghĩ rằng họ thích hợp làm những việc ý nghĩa hơn, đúng với chuyên môn hơn. Tuy nhiên họ đã hoàn toàn sai lầm. Một nguyên tắc quan trọng là: Bạn sẽ không có cơ hội được thăng tiến - được người khác phục vụ những công việc như vậy nếu như bạn không sẵn sàng làm những công vịêc đó cho sếp của mình. Hãy chứng tỏ cho sếp thấy rằng bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì sếp yêu cầu và làm một cách rất trách nhiệm và cầu thị.
Bạn ăn mặc quá tự do
Trang phục đến cơ quan của bạn quá cẩu thả hoặc không phù hợp với môi trường làm việc của cơ quan? Bạn có khi nào mặc áo khoét nách, áo phông không cổ, quần soóc đến cơ quan không? Nếu có, chẳng có lý do gì phải thắc mắc tại sao bạn không được đề bạt vào cương vị của người quản lý. Bạn sẽ nghĩ sao nếu một người trong cương vị quản lý ăn mặc quá phóng khoáng như bạn? Và những nhân viên khác trong cơ quan liệu có học theo bạn không? Họ sẽ đánh giá bạn như thế nào? Chính vì thế hãy chú ý đến cả vấn đề ăn mặc trong công vịêc của bạn. Không cần quá cầu kỳ, diêm dúa nhưng ít nhất hãy thể hiện đó là cách ăn mặc lịch sự, hợp người, hợp cảnh.
Sếp không muốn mất bạn
Bạn biết rằng bạn làm việc rất tốt trong lĩnh vực mình đang làm. Bạn muốn tìm con đường thăng tiến của mình ở một nơi khác có tương lai và tiền đồ hơn. Vấn đề của bạn là ở chỗ vị sếp hiện tại của bạn sẽ không muốn bạn chuyển đi bất cứ một nơi nào khác. Hãy thẳng thắn cho sếp biết ý định muốn chuyển đi của bạn, đồng thời giới thiệu cho sếp một nhân viên tiềm năng có thể thay thế vị trí của bạn. Bằng cách này bạn sẽ giải quyết ổn thỏa mối quan hệ với sếp cũng như những gì bạn muốn trên con đường công danh của mình.
Bạn có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp
Không ai muốn một không khí căng thẳng - đặc biệt là trong công việc. Nếu như bạn không có mối quan hệ tốt, quan điểm tốt với mọi người - thật khó cho sếp có thể đưa ra quyết định thăng tiến cho bạn. Thật khó khi xung quan bạn có quá nhiều “kẻ thù”, bất kỳ ai khi không ưa bạn họ có thể gây cho bạn nhiều khó khăn để hoàn thành công việc, rất khó để họ có thể tâm phục khẩu phục mà “tuân thủ” bạn khi bạn là cấp trên của họ. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi họ lại là “tai mắt” của sếp lớn. Hãy tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người - chỉ khi đó cơ hội thăng tiến của bạn mới có thể rộng mở hơn.
Môi trường làm việc cạnh tranh quá lớn
Thực tế là có một số ngành sự cạnh tranh lớn hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác, đồng nghĩa với việc sự thăng tiến trong môi trường này khó khăn hơn. Thêm nữa xung quanh bạn là những đồng nghiệp đầy tiềm năng, năng lực của họ chẳng thua kém gì bạn. Trong trường hợp này, hãy cố gắng làm việc một cách độc lập và thể hiện năng lực làm việc của bạn. Đừng từ chối những cơ hội làm việc và hợp tác theo nhóm – dành lấy cơ hội giữ vai trò lãnh đạo nhóm. Khi năng lực của bạn ngang ngửa với đồng nghiệp - càng thể hiện nhiều bạn càng chiếm ưu thế.
Lỗi hoàn toàn là do bạn
Sếp của bạn muốn thấy bạn làm gì được cho công ty của họ, ngoài ra không còn có mục đích nào cao hơn thế. Vì thế trong các cuộc thảo luận về vấn đề thăng tiến, lương bổng - đừng lạm dụng cụm từ: “Sự nghiệp của tôi” hoặc nói về công việc của mình khi được thăng tiến. Nếu bạn đã từng đề cập đến những cụm từ trên - đừng ngạc nhiên tại sao vẫn chưa có sự thay đổi nào trong sự nghiệp của bạn. Thay vào đó hãy nói về những cam kết của bạn về những gì bạn sẽ làm trong thời gian tới để giúp công ty tăng trưởng và thành công.
Source: Theo CareerViet
Please sign in to perform this function