Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 19,587
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Mâu thuẫn công sở luôn là vấn đề gây “đau đầu” với những nhà quản lý. Tranh chấp giữa nhân viên hay bất đồng với cấp dưới, tất cả sẽ khiến công việc của họ thêm căng thẳng.
Mâu thuẫn công sở luôn là vấn đề gây “đau đầu” với những nhà quản lý
Để có thể giải quyết những mâu thuẫn công sở đó, người quản lý có thể áp dụng những chiến lược sau:
Hợp tác
Đây là một trong những chiến lược kiểm soát mâu thuẫn hiệu quả nhất, nhưng chỉ được áp dụng trong hoàn cảnh nhất định. Đó là 2 bên cùng làm việc theo nhóm để đạt được mục tiêu chung và giữ gìn mối quan hệ lâu dài trong công ty.
Một ví dụ về chiến lược hợp tác trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên được thông báo về sự thay đổi trong chính sách bảo hiểm y tế của công ty và một cuộc họp được mở ra để thống nhất kế hoạch thực hiện. Một số người muốn mức khấu trừ thấp hơn nhưng đi kèm là một số lựa chọn khác. Trong khi những người khác lại muốn tăng mức khấu trừ. Trong trường hợp này, người quản lý nên lắng nghe ý kiến và kết hợp, trung hoà giữa 2 bên để mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả, thay vì để mọi người tranh luận nhưng sau đó lại chỉ làm theo ý mình.
Thỏa hiệp
Chiến lược này đòi hòi 2 bên phải từ bỏ một điều gì đó để đạt được mục tiêu chung, thuận lợi cho đôi bên. Thỏa hiệp sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu cả 2 bên có sự tương đồng về chức vụ và không bên nào đặt ra quá nhiều yêu cầu.
Một ví dụ về chiến lược thỏa hiệp trong giải quyết mâu thuẫn công sở: một nhóm nhân viên phàn nàn rằng họ phải làm việc vất vả hơn khi nhóm khác không hoàn thành nhiệm vụ của họ. Và cả 2 bên đều đổ trách nhiệm cho nhau. Sự thỏa hiệp cho phép cả 2 bên xem xét lại công việc của mình và nhất trí chia sẻ một số nhiệm vụ mà bên kia cảm thấy quá sức.
Bắt buộc
Chiến lược này sẽ hiệu quả trong những tình huống khi mà thời gian và khả năng ra quyết định là yếu tố quan trọng nhất. Khi đó, mâu thuẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty. Dù có nhiều bất lợi vì biện pháp này hầu như không ưu tiên cho mối quan tâm của các bên nhưng nhiều nhà quản lý vẫn sử dụng phong cách này để nhanh chóng ngăn cản tranh cãi và dấu hiệu làm việc thiếu năng suất. Sau đó, họ mới xem xét và giải quyết những vấn đề liên quan khác.
Một ví dụ về chiến lược bắt buộc trong giải quyết mâu thuẫn công sở: Nhân viên sử dụng thiết bị đắt tiền trong công ty và đã tìm ra 1 cách để cải thiện năng suất sử dụng máy nhưng biện pháp này chưa được kiểm nghiệm và công nhận. Anh ta vẫn tự ý làm theo ý kiến của mình và khăng khăng rằng nó giúp công việc của mình dễ dàng hơn và anh ấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong trường hợp này, người quản lý nên ra quyết định để ép buộc nhân viên kia chấp dứt làm theo ý mình bởi nó có thể ảnh hưởng tới trang thiết bị đắt tiền cũng như năng suất của công ty. Sau đó, sếp mới thực hiện việc kiểm chứng ý tưởng của người kia trước khi quyết định nó có hiệu quả hay không.
Source: Theo Dân Trí
Please sign in to perform this function