Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,750
Ai được xem là người thất nghiệp? Như thế nào được xem là lao động đã có việc làm?
Tại Quyết định 05/2023/QĐ-TTg về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã có những quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và nội dung của các chỉ tiêu thống kê.
Trong đó, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh có bao gồm các chỉ tiêu lin quan đến lao động như sau: Tỷ lệ thất nghiệp, Số lao động có việc làm trong nền kinh tế, Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức,...
Căn cứ chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp T0204 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì
- Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu.
Căn cứ chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp T0204 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động. Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) = Số người thất nghiệp/ Lực lượng lao động × 100
Tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương được công bố theo quý và năm. Kỳ quý không công bố theo các phân tổ chủ yếu.
Ai được xem là người thất nghiệp? Như thế nào được xem là lao động đã có việc làm và người lao động có việc làm phi chính thức?
Căn cứ chỉ tiêu Số lao động có việc làm trong nền kinh tế T0202 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg:
Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích được nhận tiền công, tiền lương hoặc để thu lợi nhuận.
Lao động có việc làm không bao gồm những người làm các công việc tự sản tự tiêu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tức là những người làm việc để tạo ra sản phẩm mà mục đích chủ yếu là để mình hoặc gia đình mình sử dụng.
Người có việc làm gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
- Người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc;
- Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Người đang tìm kiếm việc làm/người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
- Lao động gia đình: Những người làm việc vì mục đích để nhận tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình.
Căn cứ chỉ tiêu Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức T0205 được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì lao động có việc làm phi chính thức là những người có việc làm thuộc một trong năm nhóm sau:
(i) Lao động gia đình không được hưởng lương, hưởng công;
(ii) Người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức;
(iii) Người làm công hưởng lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng lao động nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc;
(iv) Xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
(v) Lao động tự làm hoặc lao động làm công hưởng lương trong các hộ gia đình hoặc hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là tỷ lệ phần trăm giữa số người có việc làm phi chính thức so với tổng số lao động có việc làm.
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (%) = Số lao động có việc làm phi chính thức/Số lao động có việc làm × 100
Quyết định 05/2023/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2023
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function