Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 59,697
Area Sales Manager (ASM) là vị trí đáng mơ ước của hầu hết các nhân viên bán hàng. Thậm chí, để có thể thăng tiến lên vị trí ASM trong một công ty/doanh nghiệp, nhiều người đã phải phấn đấu đến hàng chục năm. Vậy ASM là chức vụ gì? Làm sao để trở thành ASM? Chức năng và nhiệm vụ của một ASM trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng CareerViet tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Area Sales Manager được viết tắt là ASM, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc bán hàng khu vực. Đây là chức vụ nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với công ty/doanh nghiệp. Theo đó, ASM là người chịu trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu bán hàng, điều phối hoạt động của một vùng hoặc một khu vực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và ổn định doanh số bán hàng của công ty/doanh nghiệp.
Trong từng khu vực quản lý, ASM là các chuyên gia về sản phẩm, nắm bắt xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng của khu vực địa lý đó hoặc những mặt hàng được ưa chuộng. Đồng thời, ASM cũng trực tiếp theo dõi những cơ hội và hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực quản lý. Ngoài ra, giám đốc bán hàng khu vực còn là cầu nối quan trọng giữa các phòng ban, giúp tạo sự thống nhất trong chiến lược hoạt động và kinh doanh.
Area Sales Manager là gì?
Area Sales Manager phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sales, am hiểu những kiến thức sâu rộng về thị trường và có khả năng định hướng, phát triển khu vực kinh doanh một cách hợp lý, hiệu quả.
Hiểu được chức vụ của ASM nhưng Area Sales Manager làm gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những công việc quan trọng mà ASM phải đảm nhận trong doanh nghiệp.
- Đặt ra mục tiêu kinh doanh/bán hàng cho từng khu vực mà mình quản lý.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh, xác định và tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra hệ thống dữ liệu bán hàng, doanh số hàng tuần, hàng tháng.
- Liên tục cập nhật xu hướng thị trường và nhu cầu mới của các đối tượng khách hàng.
- Theo dõi, cập nhật doanh số và lợi nhuận cho từng tài khoản của doanh nghiệp.
- Định hướng khu vực phát triển các hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu phát triển của công ty.
- Cung cấp thông tin giá cả sản phẩm cho bộ phận quản lý và đưa ra khuyến nghị giá.
- Trực tiếp tham gia vào quá trình bán hàng tại khu vực quản lý.
- Thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đơn vị cung ứng sản phẩm.
- Phân tích các số liệu bán hàng, chất lượng sản phẩm, đưa ra sự so sánh với những sản phẩm cạnh tranh khác, từ đó phân tích và đánh giá để nâng cao doanh số bán hàng.
- Tuyển dụng, quản lý, đào tạo và cung cấp hướng dẫn tổng thể cho nhóm nhân viên bán hàng của khu vực được chỉ định.
Công việc của Area Sales Manager
Có thể khẳng định, Area Sales Manager chính là vị trí “đầu tàu” của đội Sales với vai trò định hướng các nhân sự trong team về chiến lược Sales hiệu quả. Bên cạnh đó, ASM cũng phối hợp với các bộ phận khác để có cái nhìn toàn diện về xu hướng thị trường, đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ của một ASM đó là thiết lập và triển khai các chiến lược bán hàng một cách hiệu quả nhất nhằm thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Theo dõi và cập nhật các thông tin liên quan đến khách hàng, sản phẩm, hệ thống phân phối, doanh số, thị trường, nhân viên,… để có thể nắm được tình hình hiện tại của khu vực mình đang quản lý.
- Xây dựng và phát triển bộ phận: ASM có nhiệm vụ phân tích và đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng bộ phận bán hàng ngày càng phát triển hơn.
Để trở thành một Area Sales Manager giỏi và chuyên nghiệp, bạn cần phải hội tụ đầy đủ những kỹ năng cũng như tố chất sau đây.
Area Sales Manager là vị trí quản lý cấp cao, do đó, muốn đảm nhận tốt vai trò này thì chắc chắn bạn phải có kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cấp dưới. Thực chất, người lãnh đạo không phải là người khiến nhân viên phải sợ hãi mà khiến họ phải nể phục vì những giá trị mà bản thân mang lại cho họ.
ASM cần giúp đỡ nhân viên cấp dưới về kiến thức, kỹ năng, truyền đạt về tầm nhìn của công ty để họ có thể hiểu và thực hiện các nghiệp vụ bán hàng ngày một tốt hơn. Công việc của cả đội ngũ có đạt được hiệu suất cao hay không chính là nhờ năng lực lãnh đạo và dẫn dắt đội nhóm của ASM.
Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu mà Area Sales Manager cần có
Kỹ năng chọn lọc và phân tích cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với giám đốc bán hàng khu vực. Mỗi ngày, ASM phải tiếp nhận rất nhiều thông tin, số liệu, sau đó triển khai nghiên cứu và phân tích để tìm ra thông tin hữu ích nhất. Hầu hết, những quyết định mà ASM đưa ra đều có thể tác động và ảnh hưởng đến sự thành, bại của đội ngũ Sales nói riêng cũng như cả công ty/doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, kỹ năng chọn lọc và phân tích của ASM cần phải được rèn luyện từng ngày.
ASM phải có kỹ năng chọn lọc và phân tích tốt
Đây cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với Area Sales Manager. Trong một ngày, ASM cần phải giải quyết và xử lý khối lượng công việc rất lớn. Nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch triển khai sao cho hợp lý, khoa học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì, ASM nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch chu đáo, sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của cả team.
Sự linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì môi trường kinh doanh luôn cạnh tranh và khắc nghiệt nên đòi hỏi người giám sát bán hàng khu vực phải có kỹ năng kinh doanh tốt, tư duy nhạy bén, ứng biến linh hoạt.
Cụ thể, ASM phải có năng lực quan sát cũng như nhanh chóng phát hiện ra mọi vấn đề đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, phối hợp với team để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Hoạt động trong lĩnh vực Sales thì chắc chắn bạn phải là người thấu hiểu khách hàng bởi họ là nhân tố quan trọng tác động đến sự thành công của bạn trong công việc. Bạn phải hiểu được sở thích, nhu cầu cũng như những phản ứng của họ trước và sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Điều này sẽ giúp ASM tìm ra được các giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng.
Thấu hiểu nhu cầu và đáp ứng kịp thời thị hiếu khách hàng là điều mà ASM phải đạt được
Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ rất nhiều cho các ngành nghề, trong đó không ngoại trừ lĩnh vực Sales. Hiện nay, nhiều đơn vị bán hàng đã ứng dụng công nghệ trong hoạt động mua, bán và mang lại hiệu quả thực sự đó là rút ngắn thời gian của chu kỳ bán hàng trung bình.
ASM nói riêng và nhân viên bán hàng nói chung sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho hoạt động mua, bán. Công nghệ sẽ hỗ trợ ASM xử lý các vấn đề khác một cách nhanh chóng hơn như: lập báo cáo, gửi file đề xuất, gửi email,... Vì vậy, kỹ năng vận dụng công nghệ của ASM cần được trau dồi thường xuyên.
Vận dụng thành thạo công nghệ sẽ giúp Area Sales Manager cải thiện tốt hiệu suất công việc
Nắm giữ vai trò và trách nhiệm lớn lao trong mọi chiến lược, hoạt động kinh doanh của công ty, thu nhập của Area Sales Manager cũng hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Theo đó, mức lương của ASM được tính theo số năm kinh nghiệm, cụ thể:
- Từ 1 – 3 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 25 – 30 triệu đồng/tháng tại TP.HCM và khoảng 25 – 40 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
- Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng tại TP.HCM và khoảng 30 – 60 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
- Trên 5 năm kinh nghiệm: Mức lương dao động từ 30 – 60 triệu đồng/tháng tại TP.HCM và khoảng 35 – 70 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
Lộ trình thăng tiến cơ bản cho các chuyên viên Sale ở vị trí Area Sales Manager như sau:
ASM (Area Sales Manager – Giám đốc kinh doanh khu vực ) → RSM (Regional Sales Manager – Giám đốc kinh doanh vùng) → NSM (National Sales Manager – Giám đốc kinh doanh toàn quốc).
Dưới quyền của ASM là các vị trí sau:
- Sales Manager (Giám đốc bán hàng).
- Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh).
Salesman (Nhân viên kinh doanh).
Các cấp bậc thăng tiến từ vị trí Area Sales Manager
Để thăng tiến lên mỗi cấp bậc từ vị trí ASM, bạn cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc nghiêm túc và hiệu quả, mang lại những lợi ích, giá trị cho công ty. Một số người chỉ mất khoảng 3 – 4 năm để trở thành ASM nhưng cũng có những người phải mất 5 – 10 năm để đạt được vị trí như mong muốn. Sự khác biệt này xuất phát từ trình độ và kỹ năng của mỗi người.
Area Sales Manager luôn là vị trí tiềm năng tại các doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí mà nhiều người trong ngành Sales mơ ước. Thế nhưng để vươn lên được chức vụ này, bạn phải trải qua vô vàn khó khăn cũng như kiên trì, nỗ lực gấp nhiều lần. Cũng chính vì điều này mà nhu cầu tuyển dụng Area Sales Manager tại các doanh nghiệp luôn rộng mở. Hầu hết, các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển được một ASM có đủ thực lực để có thể quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh cũng như các hoạt động mua, bán của công ty.
Tìm việc làm Area Sales Manager ở đâu uy tín?
Nếu bạn cảm thấy bản thân có đủ năng lực và có nguyện vọng ứng tuyển vào vị trí ASM, hãy truy cập ngay CareerViet.vn để tìm cho mình một “bến đỗ” phù hợp nhé!
Như vậy, bài viết trên đây đã lý giải chi tiết chức vụ Area Sales Manager là gì, bao gồm nhiệm vụ, chức năng cũng như những kỹ năng cần có đối với ASM. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong chặng đường sự nghiệp. Để tìm được việc làm Area Sales Manager phù hợp, bạn có thể tham khảo tại trang tuyển dụng CareerViet.vn.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function