Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 33,948
Công ty vừa trải qua cuộc thay đổi nhân sự, sếp mới có vẻ khắt khe và khó tính hơn rất nhiều. Lúc này, tạo được ấn tượng tốt với sếp mới cũng là điều quan trọng.
Tất nhiên, cứ làm việc chăm chỉ, tập trung và cố gắng hết sức cống hiến cho công ty, đạt hiệu quả cao trong công việc thì sẽ chiếm được cảm tình của sếp. Nhưng nói như vậy có vẻ hơi trừu tượng. Bạn cần hiểu rõ những chiến lược cụ thể sau:
- Phong cách làm việc chuyên nghiệp
Dù chưa hiểu nhiều về tính cách, sở thích của sếp mới nhưng chắc chắn, chẳng vị sếp nào muốn nhân viên của mình vô tổ chức, ăn mặc quá thoáng hoặc giờ giấc làm việc không quy cũ. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần chú ý lúc này là chọn trang phục thích hợp với giới văn phòng và văn hóa công ty, đến công ty đúng giờ, giữ cho chỗ ngồi của mình luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Theo Carolyn Yencharis Corcoran, trợ lý giám đốc ở trung tâm phát triển nghề nghiệp Insalaco ở ĐH Misericordia University, Dallas, "trừ khi bạn có việc cần, nếu không, hãy để điện thoại ở chế độ im lặng trong giờ làm việc hoặc tắt hẳn điện thoại khi tham gia các cuộc họp ở công ty. Bởi nhiều vị sếp có thói quen gửi tin nhắn hoặc gọi điện trong giờ làm để thử nhân viên đấy".
- Tự tin
Thông thường, mọi người hay lo lắng về sự xuất hiện của vị sếp mới. Họ không biết liệu sếp mới thay sẽ có những chính sách gì trong tương lai gần và liệu công việc, cuộc sống của họ có bị đảo lộn không? Với tâm trạng đó, nhiều người tỏ ra lo lắng, thiếu tự tin khi đối diện với sếp.
Theo Alan Vengel - một chuyên gia tư vấn nhân lực, "đa phần, các sếp đều thích những người tự tin, dám đối diện và bắt tay sếp khi chào hỏi". Sự tự tin toát lên từ cách làm việc, trò chuyện và sếp hiểu rằng, bạn đang muốn truyền tải thông điệp "tôi có niềm tin vào bản thân mình".
- Nghe nhiều hơn nói
Có thể trước kia, bạn vẫn quen nói nhiều ở công ty nhưng với tình hình hiện tại, bạn nên thận trọng một chút. Đôi khi, cứ bô bô ở miệng chỉ đem đến bất lợi cho bạn mà thôi. Vì thế, bạn nên cố gắng lắng nghe những gì sếp nói, ít nhất, điều đó cũng khiến sếp cảm thấy được tộn trọng. Như thế không có nghĩa là bạn chỉ có nghe một chiều, hầu như không tham gia ý kiến ở bất kỳ vấn đề gì.
Vengel cho rằng, điều này có vẻ đơn giản, dễ làm nhưng thực tế không ít nhân viên gặp rắc rối. "Các bạn nên tổng hợp, đúc kết những lời sếp nói, để nắm rõ thông tin và chứng minh rằng, bạn thực sự hiểu và hiểu đúng ý sếp".
- Không biết phải hỏi
Đa phần nhân viên thường không dám nêu câu hỏi vì sợ mình bị "lòi dốt" nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn nên xác định "thà dốt một phút còn hơn ngu cả đời", nếu không biết, hãy thẳng thắn đặt câu hỏi. Sự ham học hỏi với những câu hỏi thông minh sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích hơn đấy.
Corcoran cho rằng, một khi đặt câu hỏi, bạn đang thể hiện mình háo hức tìm hiểu, ham học hỏi. Nếu công việc có vấn đề, thay vì ngồi một chỗ để suy nghĩ, bạn nên hỏi han kinh nghiệm, lời khuyên của đồng nghiệp để có được cách giải quyết tối ưu.
Còn với Vengel, "các bạn nên chuẩn bị vài câu hỏi ý nghĩa, đừng hỏi những câu ngớ ngẩn dạng như " tôi phải làm gì tiếp theo"... Cần tạo cho sếp niềm tin bạn thực sự quan tâm tới công việc, nhất là trong những tuần đầu khi sếp tiếp nhận vị trí mới.
- Chấp nhận sai lầm
Sai lầm cũng là một phần của cuộc sống, điều quan trọng là bạn phải biết nhận sai và sửa chữa. Đừng nghĩ rằng, với sếp mới, bạn có thể không nhận lỗi hoặc đổ thừa cho người khác. Carol Roth, một nhà kinh doanh chiến lược và là tác giả của cuốn "Công thức cho doanh nhân" khuyên rằng, các bạn nên trung thực nhận lỗi. Nếu bạn làm sai, hãy thẳng thắn nhận lỗi và cho sếp hiểu rằng, bạn đang cố gắng khắc phục và đứng lên từ thất bại.
Các chuyên gia đều nhất trí rằng, một lời nhận lỗi kèm với lời giải thích ngắn gọn sẽ khiến sếp hài lòng. Sự dài dòng, đưa đẩy, đổ lỗi cho người khác chỉ gây khó chịu mà thôi.
- Hành động
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, sự nhiệt tình, dám nghĩ dám làm cũng là một yếu tố giúp bạn gây ấn tượng tốt với sếp mới. Bạn nên thể hiện thái độ tích cực hợp tác, sẵn sàng vì tập thể. "Đây là cách tuyệt vời để tạo lòng tin cho sếp, sếp sẽ nhận thấy, bạn chính là nhân viên đắc lực, giúp sức cho công việc của họ phát triển tốt hơn".
Hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến bạn những thông tin hữu ích, đặc biệt là giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với sếp. Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại những môi trường năng động, hãy truy cập website CareerViet để “săn” nhiều việc làm hấp dẫn như việc làm Bạc Liêu, tìm việc làm tại Huế, việc làm Lào Cai, việc làm Hải Dương,... Ngoài ra, để xem lộ trình nghề nghiệp tham khảo, bạn có thể vào website Careermap.vn để xem chi tiết nhé!
Source: Theo Bưu Điện Việt Nam
Please sign in to perform this function