Bữa trưa kinh doanh

Viewed: 33,549

 

CareerViet.vn="" data-sheets-hyperlinkruns="{" data-sheets-textstyleruns="{" data-sheets-userformat="{" data-sheets-value="{" https:="" i="" khi="" kinh="" m="" n="" ng="" o="" quan="" t="" trong="" viec-lam="">Trong kinh doanh, đôi khi các vấn đề quan trọng không được bàn thảo tại văn phòng làm việc mà các bên như giám đốc, tổng giám đốc sẽ có được sự nhất trí cao trong những bữa ăn thân mật.

Công thức thành công cho một bữa ăn kinh doanh như vậy nhìn bề ngoài có vẻ rất đơn giản. "Chúng ta cùng ra ngoài ăn trưa nhé”, đôi khi bạn vẫn mời khách hàng hay đối tác bằng lời đề nghị đó. Nghe thì có vẻ đơn giản, song thực tế nhiều khi không phải như vậy.

Bữa trưa kinh doanh một mặt là bữa ăn đơn thuần, mặt khác là cơ hội để các bên gặp gỡ bàn thảo công việc. Tuy đây không phải cuộc gặp mặt chính thức, nhưng vẫn có một danh sách dài các quy tắc bất thành văn cần phải tuân theo. Lúc này là thời điểm để "khoe" sự hiểu biết ẩm thực của bạn. Có thể, trong những bữa trưa như thế này, kiến thức về ẩm thực được đối tác đánh giá cao không kém sự thông thạo về chuyên môn của bạn, tuy nhiên, tại những bữa ăn này có thể bạn sẽ bộc lộ các yếu kém về giao tiếp.

Để một bữa ăn trưa kinh doanh thành công không quá khó. Theo cuộc thăm dò gần đây của Công ty quảng cáo và tiếp thị The Creative Group thì hành động thô lỗ với nhân viên nhà hàng là nguyên do số một khiến bữa ăn trở nên tồi tệ. Những lý do khác là gì? Đó là việc đến muộn; phong cách ăn uống kém lịch sự; cung cách ăn mặc không thích hợp.

Thương trường cũng không khác với đời thường bao nhiêu, sự thô lỗ bao giờ cũng là điều làm người khác khó chịu, cho dù không phải là bạn thô lỗ với đối tác mà là với nhân viên phục vụ. Câu châm ngôn “mật ngọt chết ruồi” bao giờ cũng đúng. Sự đúng hẹn hay cách sử dụng khăn ăn nói lên văn hóa con người bạn. Và hiển nhiên, việc ăn mặc lịch thiệp là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối tác.

Vậy đâu là những nguyên do chính làm hỏng một bữa trưa kinh doanh hoàn hảo và làm thế nào để bạn tránh được điều này?

1. Lựa chọn sai nhà hàng

Việc lựa chọn một địa điểm thích hợp cho bữa ăn trưa nhiều khi khiến bạn khá đau đầu, đặc biệt nếu bạn không thông thuộc thành phố. Và thậm chí ngay cả khi sống ở trong thành phố của mình, vẫn có trường hợp bạn lựa chọn sai địa điểm. Ví dụ như việc mời một khách hàng tiềm năng - người bị dị ứng với tôm, cua, cá - đến một nhà hàng hải sản.

Có một số nhà hàng không thích hợp cho các bữa ăn kinh doanh. Brooks Hurd, một nhà tư vấn kinh doanh tại Mỹ, nhớ lại một địa điểm như vậy - nơi mà các đồng nghiệp của ông gặp gỡ để chúc mừng một khách hàng vừa mới ra viện.

“Các món ăn được chuẩn bị khá tốt, nhưng không có gì nổi bật cả”, Hurd kể lại, “Chất lượng không phù hợp với mức giá. Dịch vụ khá nghèo nàn. Bữa ăn kéo dài nặng nề. Thậm chí lúc tráng miệng, một bồi bàn vô tính đánh rơi chiếc bánh ga tô dâu tây ngay trước mặt khách. Kết quả thật tệ hại!”.

Lời khuyên: Hãy tin tưởng những nhà hàng có nhiều khách doanh nhân đến dùng bữa. Nếu bạn tự điều tra các nhà hàng ẩm thực tại địa phương, sau đó vẫn nên hỏi một ai đó đang sống trong cùng khu vực để xác minh cho lựa chọn của bạn.

Và đừng quên hỏi ý kiến của đối tác kinh doanh dùng bữa với bạn. Sẽ thật sai lầm khi mời một người ăn chay tới nhà hàng kinh doanh thịt bò bít tết.

2. Mời sai đối tượng

Hãy thử hình dung vị khách hàng sẽ như thế nào nếu họ thấy bạn đi cùng đứa con trai nhỏ tuổi tới bữa ăn trưa. Nếu ở địa vị của bạn, chắc hẳn bạn cũng sẽ khó chịu khi phải ngồi ăn trưa với một một đối tác khi họ đến cùng với con cái của mình.

Có những nơi hoàn toàn không thích hợp với trẻ con và bữa trưa kinh doanh là một trong số đó. Và con cái không phải là khách mời duy nhất có thể làm hỏng bữa trưa kinh doanh của bạn. Đó còn có thể là vợ (hay chồng), các nhân viên thực tập hay thậm chí là luật sư của công ty (khi mà các vấn đề pháp lý không cần phải giải quyết trên bàn ăn).

Lời khuyên: Sau lời mời trực tiếp, bạn nên gửi một e-mail thông báo danh sách khách mời. Tuy nhiên, lời lẽ trong e-mail không nên quá nghiêm túc.

Rất đơn giản, bạn có thể viết như sau: “Thông báo để anh biết, tôi đã đặt chỗ cho hai người tại nhà hàng Chez Pierre vào trưa thứ Ba tuần tới. Anh thấy như thế có được không?”. Như vậy là đủ để đối tác của bạn hiểu được thông điệp “Không người ngoài nhé!”.

3. Ngồi sai bàn ăn

Dịch vụ có thể rất tuyệt vời, nhưng bạn vẫn không thể thảo luận về công việc kinh doanh được thì sao? Có một nhà hàng nổi tiếng cho những bữa ăn trưa. Thức ăn ngon, dịch vụ tiện lợi và ở vị trí đẹp nhất thành phố. Có gì sai lầm ở đây?

Hãy thử liên tưởng tới một cửa hàng bán bánh sandwich. Trong suốt giờ ăn trưa, hàng trăm người ra vào liên tục gọi bánh, đặt bánh tại quầy hàng tạo thành một đám đông nhốn nháo trước bàn ăn của bạn. Đây rõ ràng không phải nơi lý tưởng để nói chuyện về công việc kinh doanh.

Hoặc sẽ rất bất tiện khi bạn và người khách phải thì thầm để tránh những người ngồi ở các bàn bên nghe thấy. Và quan trọng hơn cả bạn phải đảm bảo để câu chuyện giữa bạn và đối tác không muốn bị nghe trộm trong bữa ăn trưa.

Vị trí ngồi ăn lý tưởng nhất nên là ở một góc hay chỗ vắng vẻ, hoặc ít nhất những khoảng trống giữa các bàn ăn phải đủ rộng rãi để câu truyện kinh doanh sẽ không bị ai nghe thấy.

Lời khuyên: Khi chọn bàn ăn, hãy đề nghị người phục vụ chọn cho bạn một chỗ kín đáo. Một vài nhà hàng có thể sẵn sàng dành cho bạn một phòng ăn riêng nếu nó còn trống.

4. Vi phạm quy tắc giao tiếp

Nên nhớ rằng trong bữa ăn kinh doanh có rất nhiều quy tắc bất thành văn. Và trong giao tiếp kinh doanh, bạn luôn phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Đối với người Mỹ, sẽ không thích hợp chút nào nếu bắt đầu ngay vào công việc kinh doanh trước khi người phục vụ mang thực đơn tới.

Tại các quốc gia khác, bạn sẽ không nói chuyện về công việc kinh doanh cho đến khi chén rượu đầu tiên được rót đầy và chủ nhà nâng cốc chúc mừng. Ở một nơi nào khác, việc gọi rượu có thể bị xem không thích hợp.

Một doanh nhân có lẽ không bao giờ quên được vẻ mặt đầy ngạc nhiên của đối tác khi hai người vừa ngồi xuống bàn ăn. Chủ nhân đưa ra tấm danh thiếp và bắt đầu ngay câu chuyện về công việc, còn khách mời là người đã có một thời gian dài sống ở châu Âu và quen với việc bắt đầu câu chuyện kinh doanh một cách chậm rãi. Trong khi đó, vị doanh nhân “ngốc ngếch” lại không cảm nhận được sự bất tiện này, thế là bữa ăn trưa thất bại.

Lời khuyên: Có lẽ, bài viết này sẽ không đi vào chi tiết cụ thể về các nghi thức giao tiếp kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng địa điểm, từng quốc gia, từng dân tộc mà cung cách giao tiếp, ứng xử sẽ khác nhau.

5. Kết thúc câu chuyện không đúng cách

Việc kết thúc câu chuyện thường không kém phần quan trọng so với việc bắt đầu bữa ăn. Sẽ bất lịch sự nếu thiếu một lời “cảm ơn” lịch thiệp lúc kết thúc.

Cuối bữa ăn nên tổng kết lại cuộc thảo luận trước đó và có lời mời xã giao nào đó trong tương lai. Nếu có thể, bạn hãy gửi e-mail cảm ơn và hỏi đối tác xem bữa ăn như thế nào, mọi việc có tốt đẹp không?

Điều quan trọng là nếu bữa ăn không được kết thúc với những thỏa thuận mà bạn hy vọng, sẽ rất quan trọng với việc khép nó lại bằng những lưu ý thích hợp. Bạn cần cảm ơn đối tác, thậm chí cả khi bạn không mong muốn tiếp tục giao dịch với họ trong tương lai.

Lời khuyên: Một trong những cách thức hiệu quả nhất để tránh những kết thúc không mấy vui vẻ đó là tránh uống rượu, bia quá nhiều. Nhiều bữa ăn đã kết thúc trong thất vọng với chai rượu rỗng không.

Nhiều khi, bạn cho rằng nên đãi đối tác một chai rượu Martini tuyệt vời, tuy nhiên, không phải là một sáng kiến tốt khi các bên cần phải có sự tỉnh táo cần thiết để bàn thảo các vấn đề kinh doanh quan trọng.

Cuối cùng, không phải lúc nào bữa ăn trưa kinh doanh cũng là một ý tưởng thích hợp. Nếu bạn không cảm thấy khỏe hay công ty của bạn đang gặp vấn đề khúc mắc cần giải quyết, bạn nên xem xét đến việc huỷ bữa ăn trưa - nếu không vì công việc kinh doanh của bạn thì ít nhất cũng vì sức khoẻ của bạn.

Còn nếu bạn vẫn quyết định có một ăn trưa kinh doanh với đối tác, đầu tiên hãy dành chút thời gian để lựa chọn đúng nhà hàng, mời đúng khách và ngồi đúng bàn ăn. Sau đó ứng xử theo một cung cách thích hợp nhất để có thể thu được những kết quả đúng như mong đợi.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Source: Theo Business Portal

VIP jobs ( $1000+ )

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Binh Duong

Panasonic R&D Center Vietnam
Panasonic R&D Center Vietnam

Salary : Competitive

Ha Noi

Panasonic R&D Center Vietnam
Panasonic R&D Center Vietnam

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY TNHH BLUE ELATION
CÔNG TY TNHH BLUE ELATION

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH BLUE ELATION
CÔNG TY TNHH BLUE ELATION

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Salary : 35 Mil - 40 Mil VND

Ha Noi | Bac Ninh | Hung Yen

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

TOPPING BEEF
TOPPING BEEF

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Hai Bốn Bảy
Công Ty Cổ Phần Hai Bốn Bảy

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

ISB Viet Nam Co.Ltd
ISB Viet Nam Co.Ltd

Salary : 10 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần A25 Hotel
Công Ty Cổ Phần A25 Hotel

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

EuP Group
EuP Group

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty Cổ phần IntelLife
Công ty Cổ phần IntelLife

Salary : Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần IntelLife
Công ty Cổ phần IntelLife

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Gilimex
Gilimex

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CareerViet
CareerViet

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt
Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Sun Group
Sun Group

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Da Nang

Sun Group
Sun Group

Salary : 25 Mil - 40 Mil VND

Da Nang

Vietnamese-German University (VGU)
Vietnamese-German University (VGU)

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Binh Duong

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CTY TNHH WHISKYCOGNAC
CTY TNHH WHISKYCOGNAC

Salary : 27 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Earth Corporation Việt Nam
Công Ty TNHH Earth Corporation Việt Nam

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : 40 Mil - 100 Mil VND

Yokohama | Ha Noi

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback