Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 172,236
CDP là gì? Chúng ta đang sống trong thời đại số, nơi mà các nguồn dữ liệu khách hàng đổ về đều rất quý giá, nhờ có CDP mà doanh nghiệp mới có thể tiếp cận đúng và hiểu được insight của khách hàng. Để vạch ra những hướng đi đúng đắn giúp tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vậy CPD là gì? Vai trò của CDP ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp và hoạt động Marketing, hãy cùng CareerViet tìm hiểu nhé!
CDP là gì?
CDP (Customer Data Platform) nghĩa là nền tảng dữ liệu khách hàng, CDP được xem là hệ thống thu thập, phân tích thông tin khách hàng từ nhiều nguồn đổ về ví dụ như nguồn từ Google, trang web, mạng xã hội hay các chiến dịch Marketing,...
Nhờ có CDP mà các dữ liệu này sau đó sẽ được tổng hợp lại thành một nguồn duy nhất, đầy đủ và nhất quán cho từng khách hàng cụ thể.
Tiếp theo, CareerViet sẽ nói về những lợi ích của CDP mang lại khi ứng dụng trong kinh doanh vượt trội như thế nào, ngay sau đây.
Những loại dữ liệu khách hàng mà CDP thu thập
Là dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng ví dụ như: Họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, tuổi tác,... hoặc địa chỉ IP, cookies, ID điện thoại của một cá nhân nào đó.
Là dữ liệu cho biết mức độ tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua các trang mạng xã hội, qua email, qua website/ mobile hoặc các chiến dịch quảng cáo trả tiền.
Là dữ liệu được thu thập từ tất cả hành vi của khách hàng khi họ mua hàng từ hành động đăng nhập, thời gian nán lại xem sản phẩm, đến bỏ vào giỏ hàng, tỉ lệ nhấp chuột, dữ liệu di chuyển chuột,... mọi hành vi khách hàng sẽ được tracking xuyên suốt trong quá trình mua hàng.
Dữ liệu thái độ được thu thập bằng cách khảo sát, phỏng vấn trực tiếp từ khách hàng để đánh giá được mức độ hài lòng, biết được insight, tiêu chí mua hàng của họ như thế nào đối với sản phẩm/ dịch vụ của công ty.
Xem thêm: Khối A gồm những môn nào và ngành nào?
Những tính năng nổi bật mà CDP mang lại cho doanh nghiệp là gì?
Làm sao để doanh nghiệp có thể thu thập nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ từ các kênh truyền thông online và offline một cách đầy đủ và thống nhất? Việc này sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian để thu nhập thậm chí là bất khả thi.
Nhưng với CDP, phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp hợp nhất các dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn thành một thể thống nhất, cho bạn dễ dàng theo dõi và đánh giá.
Phần mềm CDP sẽ phân tích các dữ liệu thông qua hành vi của khách hàng, sau đó sẽ tự động phân chia khách hàng có đặc điểm chung thành từng nhóm để bạn dễ dàng theo dõi và quản lý.
Nhờ vào khả năng phân tích hành vi người tiêu dùng của CDP mà các doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa rủi ro quảng cáo nội dung sai đối tượng khách hàng.
Quảng cáo không đồng nhất là nhược điểm lớn khi bạn quản lý bán hàng đa kênh. Nhưng nếu sử dụng CDP bạn sẽ không cần lo về vấn đề này.
CDP sẽ giúp bạn hiểu được insight khách hàng, kết hợp với tự động hóa marketing và công cụ tự đề xuất, từ đó giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng gần gũi hơn, cũng như lên được các chiến dịch marketing đúng với insight của khách hàng.
Với đặc điểm này, CDP sẽ làm cho doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ và tạo ra lợi nhuận từ đây.
Xem thêm: Khối C gồm những ngành nào và có những môn gì?
Vai trò và lợi ích của CDP đối với doanh nghiệp và marketing
Nhờ vào việc tổng hợp thông tin khách hàng và lưu trữ ở nơi riêng biệt, CDP giúp cho doanh nghiệp tạo nên kết nối cá nhân hóa mạnh mẽ đến khách hàng, với mức chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng.
Các chiến dịch Marketing của một công ty thường sẽ triển khai ở nhiều kênh khác nhau, nên việc thu thập thông tin dữ liệu khách hàng rất khó khăn.
Vì thế, CDP chính là trợ thủ đắc lực giúp công ty giải quyết vấn đề trên hiệu quả, CDP sẽ thống nhất các hoạt động Marketing dựa vào việc cung cấp thông tin, sau đó sắp xếp và tổng hợp dữ liệu mới cho các hoạt động Marketing tiếp theo.
CDP thu thập dữ liệu khách hàng trực tiếp, người dùng tương tác với doanh nghiệp qua các nền tảng bằng cách dựa vào Pixel và các công cụ tracking khác.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động marketing một cách tối ưu dựa trên những gì mà CDP đa thu thập.
Dự vào liên kết dữ liệu khách hàng với lịch sử mua hàng của họ, CDP giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa việc quảng cáo sai đến tệp khách hàng mục tiêu. Từ đó nâng cao hiệu quả quảng cáo và tối ưu chi phí cho các chiến dịch.
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng CDP?
CDP sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những khách hàng không cần thiết bằng cách theo dõi liên kết dữ liệu khách hàng và lịch sử mua hàng của họ để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng cần sản phẩm dịch vụ của bạn.
Nhờ đó, mà doanh nghiệp sẽ đỡ tốt khoản chi phí quảng cáo tiếp cận sai đối tượng.
CDP sẽ tổng hợp chi tiết và cụ thể nhất về dữ liệu khách hàng, cho phép doanh nghiệp tạo nên sự kết nối chặt chẽ đối với các dữ liệu khách hàng.
Việc liên kết, kết nối chặt chẽ các dữ liệu khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc và tổng quát hơn về đối tượng khách hàng của mình. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu hành vi, tâm lý khách hàng dễ hơn.
Xem thêm: Khối D gồm những ngành nào dễ xin việc? Các trường đào tạo khối D
3 Giai đoạn thiết lập CDP hiệu quả
Để lên kế hoạch cho CDP bạn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2023?
CDPX (Nền tảng trải nghiệm và dữ liệu khách hàng) là thế hệ kế tiếp của CDP. Nên việc tích hợp các công vụ bên thứ 3 là không cần thiết.
Vì CDPX cung cấp cho bạn toàn bộ công cụ tạo ra trải nghiệm khách hàng đáng kinh ngạc, dựa vào khả năng tự động hóa Marketing AI, phân tích thời gian thực và tối ưu UX đối với CDP tốt nhất.
Cho nên các công cụ và nền tảng như: Tích hợp ESP, nền tảng tối ưu website, nền tảng quảng cáo,... là không cần thiết đối với CDPX.
Nếu bạn vẫn muốn tích hợp thêm các công cụ bên thứ 3 hiện có, bạn có thể tích hợp chúng với CDXP như một CDP độc lập.
Như đã nói ở trên, CDXP là thế hệ tiếp theo của CDP, nó sở hữu tất cả các lợi ích mà CDP độc lập có, và có nhiều điểm nổi trội hơn CDP như:
Xem thêm: Lịch nghỉ tết nguyên đán 2023 chính thức của học sinh
DMP (Data Management Platform) là nền tảng thu thập dữ liệu người dùng thông qua cookies, địa chỉ IP, ID khách hàng cho mục đích quảng cáo hoặc retargeting. DMP có thể biết được thời điểm mà người dùng truy cập web, thời gian truy cập trong bao lâu và đọc các thông tin gì trên đó. Nền tảng mang lại hiệu quả trong việc phân nhóm khách hàng có điểm chung như sở thích, nghề nghiệp, lối sống,... Tuy nhiên, các thông tin ma DMP thường là khách hàng ẩn danh và chỉ lưu trữ được trọng 90 ngày.
CDP trong bếp nghĩa là ( Chef De Partie) là người hỗ trợ bếp trưởng cung cấp món ăn, xử lý và đảm bảo đơn đặt hàng, món ăn được được phục vụ chuyên nghiệp, bên cạnh đó là đáp ứng đủ vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động. Ngoài ra, họ còn luôn biết bắt kịp xu hướng và cập nhật công thức nấu ăn mới và kỹ thuật nấu hiện đại.
CDP (Collateralized Debt Positions), crypto là tiền điện tử, nên CDP này là từ viết tắt trong lĩnh vực tiền điện tử. Maker(MKR) là tiền điện tử được tạo nên dựa trên nền tảng thông minh của Blockchain Ethereum. MKR coin ra đời với mục đích làm ổn định giá đối với tiền điện tử DAI thông qua điều khoản hợp đồng có tên là Collateralized Debt Positions (CDP).
Hi vọng, với những thông tin trên CareerViet đã giúp cho bạn đọc những leader, marketer trong công ty hiểu CDP là gì và vai trò cũng như lợi ích mà CDP mang lại lại như thế nào trong kinh doanh và marketing.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin trên, mời bạn truy cập vào CareerViet tìm kiếm nhé!
Xem thêm >>>
20+ Thiệp nổi Giáng Sinh cực đẹp
Cap, Status Giáng Sinh thả thính, hài hước, ý nghĩa
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function