Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 37,964
Vừa tốt nghiệp đại học và muốn tìm cho mình một nghề nghiệp như ý muốn, bạn háo hức muốn xin được việc ngay, được thể hiện tất cả những khả năng và chuyên môn mà bạn có. Nhưng con đường tìm việc gian lao, phải bắt đầu từ đâu thì có thể bạn chưa biết. www.HRVietnam.com xin được chia sẻ với bạn những định hướng cho một nghề nghiệp trong tương lai:
1. Định hướng nghề nghiệp
Điều trước tiên là bạn cần phải biết mình muốn gì, khả năng của bạn đến đâu, và sở trường là gì…Từ đó mới bắt đầu chọn cho mình một công ty thích hợp và bạn sẽ không tốn nhiều thời gian cho những công ty không hợp với mình. Để mở rộng phạm vi công việc, bạn cũng nên thử sức trong những lĩnh vực mà trước đây bạn chưa từng thử hoặc nghĩ đến. Biết đâu chừng một cơ hội lớn đang chờ bạn trước mắt.
2. Tìm hiểu thật kỹ môi trường làm việc
Bạn có thể tìm những thông tin có liên quan đến công ty nơi bạn nộp hồ sơ trên trang web hoặc mạng lưới thông tin đại chúng để biết rõ về những chính sách và cân nhắc các lựa chọn sao cho phù hợp với mình nhất, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin về công ty một cách trực tiếp thông qua việc tiếp xúc với các nhân viên đang làm việc ở đó. Dân gian ta luôn có câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hãy tạo cho mình một ấn tượng thật tốt với nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp nhau ban đầu.
3. Chuẩn bị “bộ đồ nghề”
Bất cứ công việc gì cũng cần phải có những công cụ tốt. Những công cụ cho quá trình tìm việc gồm có thư xin việc, bản sơ yếu lí lịch, văn bằng chứng chỉ liên quan. Đầu tư thời gian cho bản sơ yếu lí lịch và lá thư xin việc để thể hiện thể những ưu điểm và những kinh nghiệm của bạn.
Dưới đây là một số lời khuyên:
Lựa chọn loại sơ yếu lí lịch phù hợp. Một sơ yếu lí lịch chức năng là sự chọn lựa tốt nhất cho bạn bây giờ vì nó nêu bật những khả năng mà không phải thâm niên làm việc, đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những ai mới ra trường và đang tìm việc.
Tập trung vào những nhiệm vụ bạn đã hoàn thành hơn là việc mô tả đơn giản những kinh nghiệm
Sử dụng những từ có tính hoạt động như “khởi xướng”, “đem lại”, “giải quyết được” để mô tả những kinh nghiệm trong CV và thư xin việc.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thực tế thì những công việc bán thời gian, các hoạt động bạn tham gia ở trường, công việc tình nguyện cũng đáng để bạn ghi vào CV.
4. Tận dụng các mối quan hệ
Một trong những điều cần thiết khi tìm việc là có được mạng lưới mối quan hệ. Tận dụng tất cả những nguồn thông tin mà bạn có từ những văn phòng việc làm ở trường, bạn bè tốt nghiệp trước bạn, bạn bè của bố mẹ, các thầy cô cho đến cả những người hàng xóm. Họ là những người cung cấp đầu mối việc làm hiệu quả nhất.
5. Luôn sẵn sàng cho công việc
Nếu bạn muốn bước vào một thế giới nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp thì diện mạo và hành động của bạn phải thể hiện được mình là một phần của thế giới đó. Bạn cũng nên có địa chỉ e-mail phù hợp, địa chỉ mail nên đặt theo tên của mình, không nên để email với những cái tên mang tính riêng tư, thể hiện cá tính hoặc quá trẻ con kiểu cobedoihon@...hay là changtraisaigon@...
Luôn sẵn sàng cho những cuộc điện thoại gọi đi phỏng vấn. Chuẩn bị sẵn những bộ trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn. Ngay từ khi bắt đầu xin việc, hãy dẹp ngay mái tóc vàng chéo và dựng tua tủa thời sinh viên của bạn sang một bên. Rất có thể sau khi nhận lời mời phỏng vấn, bạn sẽ không còn đủ thời gian cho việc sửa sang đầu óc.
6. Đừng từ bỏ mơ ước
Thế giới luôn đầy những thử thách vì vậy bạn nên có những dự tính thực tế và chấp nhận có thể bạn phải đi lên từ những thất bại. Có thể bạn bị từ chối khi mới bắt đầu tìm việc nhưng đấy cũng là lẽ thường mà nhiều người phải trải qua. Hãy luôn năng động, kiên nhẫn và tự tin rằng còn nhiều công việc lớn dành cho bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function