Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,151
Bài toán định hướng nghề nghiệp được đưa ra từ lâu, nhưng vẫn chưa có lời giải. Ngay cả khi ngồi trên ghế trường đại học, nhiều bạn trẻ vẫn chưa thể hình dung hết công việc của mình sau khi ra trường.
Đang học lớp 11, Nhung đã được bố mẹ "chỉ đạo" thi vào khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế quốc dân vì nghề này phù hợp với con gái; trong khi Nhung đang tập trung vào các môn khối D với mục tiêu thi vào trường Ngoại ngữ hoặc Ngoại thương. Nhung kể: "Ơ lớp em, mấy bạn chơi thân rủ nhau nộp hồ sơ chung một trường".
Anh Phạm Uyên Nguyên, Tổng Giám đốc Cty quản lý Quỹ Hợp Việt, một người rất thành công trong lĩnh vực đầu tư tài chính nhớ lại: "Đến năm thứ ba đại học tôi mới chợt nhận ra, những gì mình đang học sẽ không phải là nghề phù hợp với mình". Lúc đó, anh Nguyên xác định lại hướng đi: Đừng nghĩ đến chuyện lấy bằng xong mới tính sẽ làm gì, hãy tìm hiểu xã hội cần gì và gắn khả năng của bản thân với nhu cầu đó.
Không ít sinh viên sau khi ra trường, cầm tấm bằng đại học trong tay còn thấy chật vật, khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Trong khi đó, hàng năm trên 70% thanh niên tốt nghiệp phổ thông không cạnh tranh được một "suất" vào trường đại học, cao đẳng.
Mạnh Cường sinh năm 1987, sau ba năm không vượt vũ môn vẫn kiên quyết không thi vào trường trung cấp nghề vì "người ta học đại học ra còn chạy ngược chạy xuôi đi tìm việc nữa là trung cấp". Hiện tại, Cường tạm hài lòng phụ giúp gia đình trông cửa hàng thời trang và tiếp tục nuôi hy vọng đại học.
Thực tế, hệ thống các trung tâm dạy nghề, trường đào tạo nghề chưa đáp ứng nổi nhu cầu của xã hội. Điều này khiến lượng lao động không qua đào tạo tăng lên, vô hình trung làm giảm cơ hội chọn nghề của chính những lao động đó.
Theo một số chuyên gia, hiện nay chưa có thước đo đúng đắn giúp học sinh xác định nghề phù hợp với bản thân. Hệ thống thông tin về định hướng nghề nghiệp còn khá nghèo nàn, các trường vẫn đào tạo theo những cái mình có, nhiều nơi còn ngại làm vì chưa có kinh nghiệm đào tạo.
Chương trình Đối thoại trẻ của VTV6 về chủ đề "Chọn nghề" đưa ra con số đáng phải suy nghĩ về nguồn tác động đến việc lựa chọn nghề của học sinh: Chỉ có 4% học sinh phổ thông cho rằng nhà trường có tác động đến quyết định lựa chọn nghề sau này.
Hiện nay các trường phổ thông đã đưa vào giảng dạy bộ môn định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên môn học này chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì phải "thực hiện" hai "không": Không giáo viên chuyên môn và không cơ sở vật chất cho việc thực nghiệm.
Trao đổi với PV Lao Động, bà Trần Mai Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Lao động hướng nghiệp, Bộ GDĐT cho biết: "Giáo viên hướng nghiệp vẫn phải kiêm nhiệm là chính. Hiện nay, chúng ta đã có chương trình đào tạo cán bộ hướng nghiệp nhưng ở cấp độ thạc sỹ".
Source: Theo LĐ
Please sign in to perform this function