Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 22,059
Nhiều người trong chúng ta từng có lúc nghĩ đến việc chuyển nghề để có tương lai tốt hơn, bởi ngay cả những công việc tốt nhất đôi khi cũng trở thành nhiệm vụ bạn không còn mong muốn nữa. Quyết định thay đổi nghề nghiệp thường không được định trước. Nhưng một khi đã có ý định chuyển nghề, dù lý do là gì, để thành công chắc chắn bạn phải có kế hoạch.
Trong loạt bài trước của đề tài thay đổi nghề nghiệp, chúng ta đã tham khảo một vài chia sẻ từ đại diện nhà tuyển dụng về dấu hiệu để chuyển nghề hoặc những lời khuyên, điều nên làm để tránh rủi ro trong quá trình chuyển đổi. Ở phần cuối này, hãy cùng Mạng Việc làm & Tuyển dụng CareerViet Việt Nam lắng nghe lời giải đáp của chị Nguyễn Hoàng Yến, HR Director – AsiaFan JSC (Under Groupe Seb), cho câu hỏi: “Tiếp thu kiến thức thể nào để bắt nhịp và theo kịp những người đi trước trong lĩnh vực mới?”
(Ảnh: nhân vật cung cấp)
Chuyển nghề là một quyết định quan trọng trong sự nghiệp phát triển cá nhân, đôi khi nó buộc ứng viên phải học lại mọi thứ. Vậy theo chị, chúng ta nên bắt đầu như thế nào để có tinh thần tốt nhất? Và đâu là điều kiện tiên quyết mà người đó phải chuẩn bị?
Các bạn hãy bắt đầu nghề mới với niềm tin rằng bằng sự hăng hái và say mê công việc cũng như không ngừng học hỏi, cố gắng hết mình thì chắc chắn sẽ thành công.
Và khi bạn đã quyết định hãy luôn nhớ rằng mình “phải chấp nhận”. Phải chấp nhận thử thách, chấp nhận rủi ro và chấp nhận sự thay đổi.
Người mới vào nghề học hỏi, tiếp thu kiến thức cho công việc ở đồng nghiệp và những người đi trước như thế nào sẽ hiệu quả nhất?
Sự hỗ trợ của đồng nghiệp là cách nhanh nhất để bạn học hỏi kinh nghiệm mà không sách vở nào có thể làm được. Hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đang làm, tìm hiểu cách các đồng nghiệp xử lý công việc đối với từng vấn đề khác nhau ra sao, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu để xử lý theo từng trường hợp cụ thể tại từng thời điểm khác nhau phù hợp với tình hình và chính sách công ty.
Ngoài ra, bạn có thể theo học những khóa đào tạo tại các trung tâm hoặc trường học để nâng cao kỹ năng và chuyên môn về ngành nghề cho mình.
(Nguồn ảnh: internet)
Cũng có những người chuyển nghề nhưng công việc mới quá xa với khả năng của họ, ở trường hợp này, chị có lời khuyên nào dành cho họ? Phải chăng muốn đổi nghề, các ứng viên phải học lại từ đầu hoặc phải tìm những công việc tương đồng kĩ năng với công việc trước đó?
Trước khi thay đổi bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng về nghề mới xem có phù hợp với mình hay không. Bản thân bạn đã và đang trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản gì cho nghề mới, và điều quan trọng nhất là bạn có thật sự yêu thích công việc đó hay không?
Chuyển nghề không có nghĩa là bạn phải bắt đầu lại từ con số không. Bởi như đã nói, khi quyết định đổi nghề thì bạn đã chuẩn bị những kiến thức cùng các kỹ năng cơ bản nhất đồng thời phần nào đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với nghề mới cả về kiến thức lẫn tính cách. Ví dụ như một người không yêu thích những con số, thiếu sự chính xác cao thì không phù hợp làm kế toán. Tốt nhất, bạn nên tìm những ngành nghề mà bạn có sự yêu thích, tương đồng về kỹ năng và cùng chung nền tảng kiến thức với lĩnh vực trước đó.
(Nguồn ảnh: internet)
Trong vai trò nhà tuyển dụng, chị sẽ chọn một người hoàn toàn mới, chưa có kinh nghiệm vào lĩnh vực của mình hay không?
Còn tùy vào nhu cầu công việc và nhu cầu công ty. Nếu chúng tôi nhận thấy ứng viên thật sự tiềm năng và công ty chấp nhận đào tạo thì tại sao không tạo cơ hội cho ứng viên đó thể hiện và học hỏi. Nếu doanh nghiệp nào cũng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm khi tuyển dụng thì những sinh viên mới ra trường sẽ lấy kinh nghiệm làm việc ở đâu đây?
Chắc hẳn các bạn sẽ lạ lẫm khi bị đặt vào những thử thách rất mới mà bản thân chưa từng đối mặt trước đây. Nhưng nếu các bạn có quyết tâm cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, kỹ năng, kiến thức, thì sự dẫn dắt tốt về vai trò sẽ giúp các bạn vượt qua.
Việc thay đổi nghề nghiệp có thể xảy ra với tất cả mọi người, chỉ là sớm hay muộn. Cái mới hoặc sự thay đổi luôn đi kèm với thử thách và rủi ro, nhưng tất nhiên khi thành công thì ngoài những kết quả bạn gặt hái được đó còn là cảm giác hạnh phúc vì những nỗ lực và phấn đấu của mình đơm hoa kết quả. Bạn sẽ trân trọng nghề nghiệp của mình hơn, và biết rằng không bao giờ có giới hạn với những ai có quyết tâm và ý chí mạnh mẽ.
Bài cùng chủ đề:
Đã đến lúc thay đổi nghề nghiệp?
Sai lầm cần tránh khi thay đổi nghề nghiệp
Những lời khuyên để chuyển nghề thành công
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function