Đánh giá kỹ năng nhân viên

Viewed: 41,181

Trong tất cả các kỹ năng quản lý thì đánh giá nhân viên là một trong những kỹ năng khó nhất, nghệ thuật dùng người từ ngàn xưa đã là một trong những phương châm của những nhà chiến lược tài ba, và ngày nay nó càng trở nên quan trọng nhất là đối với công tác quản trị nhân sự.

Dân gian ta có câu: “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Người lãnh đạo dù giỏi đến đâu nhưng nếu không có những cộng sự tài năng và đắc lực thì không bao giờ thực hiện được những chiến lược nhằm đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp. Đánh giá đúng năng lực nhân viên là một trong những phương pháp “đưa đúng người vào đúng vị trí” và đây cũng là một trong những cách thức “giữ chân người tài” vì họ thấy rằng tài năng của họ thật sự được trọng dụng.

Đánh giá nhân viên cần phải có một số tiêu chí rõ ràng

Các tiêu chí này là những thông số cụ thể có thể đo lường được, tránh tình trạng nêu ra các tiêu chí chung chung không rõ ràng cụ thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Các tiêu chí phải gắn liền với các nhiệm vụ và mục tiêu mà tổ chức cần đạt được, nhà quản lý cần đưa ra các tiêu chí ngay từ khi bắt đầu một mục tiêu mới vì các ứng viên cần biết rõ là họ phải làm những gì để đạt được những yêu cầu mà nhà quản lý đề ra.

Khi các tiêu chí đã đề ra thì không nên thay đổi những yêu cầu đối với nhân viên trong quá trình đánh giá, điều này sẽ khiến cho nhân viên không thể điều chỉnh kịp cho phù hợp với các tiêu chí mới và dễ dàng dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý muốn điều chỉnh tiêu chí đánh giá đối với nhân viên thì nhà quản lý cần thông báo ngay từ đầu cho nhân viên biết.

Nội dung của các thay đổi này có thể nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Chẳng hạn như doanh số bán hàng, độ lớn của thị trường đối với nhân viên tiếp thị, kinh doanh; hoặc số thư khen, những lời phàn nàn từ khách hàng để đánh giá đối với nhân viên cung ứng dịch vụ...

Khoảng cách giữa nhận xét của cấp trên với ý kiến cấp dưới

Một trong những tình huống thường gặp khi đánh giá năng lực nhân viên là sự đánh giá của cấp trên và những nhận xét về chính bản thân của cấp dưới có những khoảng chênh lệch. Nếu khoảng cách này không được xóa bỏ sẽ trở thành một rào cản lớn trong công tác đánh giá nhân viên. Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới xung đột và “sự ra đi” của nhân viên là điều không thể tránh khỏi.

Một trong những cách để khắc phục tình trạng trên là nhà quản lý cần phải thực hiện tối thiểu các bước sau:

1. Dành thời gian theo dõi quá trình hoạt động và công tác của nhân viên

2. Ghi chép lại những việc làm hiệu quả cũng như những công việc mà nhân viên chưa thực hiện tốt.

3. Lập bảng điểm theo mức độ ưu tiên của từng loại công việc và phổ biến cho nhân viên biết các quy định này

Thực hiện được những yêu cầu trên sẽ giúp nhà quản lý có những bước đánh giá đúng mức năng lực của nhân viên và khiến cho nhân viên phải “tâm phục khẩu phục”.


Trong quá trình đánh giá nhân viên, nhà quản lý cũng cần lưu ý những điểm sau: đối với những sai sót của nhân viên, nhà quản lý nên nhắc nhở ngay khi phát hiện để nhân viên kịp thời sửa đổi và tránh xảy ra tình trạng sai sót ở lần sau. Đừng bao giờ để mọi chuyện xong xuôi rồi mới đưa ra những “chỉ trích” về các sai sót trong giai đoạn cuối của chu trình đánh giá là điều không nên, không những bạn làm cho nhân viên khó chịu mà phần thiệt hại chính vẫn là ở công ty.

Nhà quản lý phải cho nhân viên hiểu rằng để rèn luyện được bản thân là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực bền vững. Nó được ví như việc leo lên tòa nhà cao, chúng ta phải đi qua nhiều bậc thang chứ không thể nhảy trực tiếp từ tầng này lên tầng khác.

Kéo lên hay thả xuống?

Đến đây thì một câu hỏi khác được đặt ra: nhà quản lý phải làm gì khi nhân viên chỉ hoàn thành gần hết các chỉ tiêu đã đặt ra?

Hãy thử tưởng tượng hình ảnh cấp trên là người đứng trên đỉnh dốc còn cấp dưới là người đang gắng sức leo dốc, nhưng khi chỉ còn một bước nữa tới đỉnh dốc thì đã kiệt sức. Trong tình huống đó, nhà quản lý sẽ có hai lựa chọn. Phương án thứ nhất là để nhân viên rơi tự do xuống chân dốc. Phương án thứ hai là ra tay kéo nhân viên lên đến đỉnh.

Vấn đề đặt ra ở đây là khi nào thì nhà quản lý nên để nhân viên trở lại từ đầu quá trình phấn đấu, khi nào thì “nâng” cho nhân viên đạt mức cao hơn? Nếu qua quá trình theo dõi nhà quản lý biết được sự nỗ lực phấn đấu của nhân viên đã nhiều lần gần chạm đến đích và kết quả lần sau luôn cao hơn lần trước, trong trường hợp này nên chọn phương án thứ hai.

Nhà quản lý cần lưu ý thêm là cần phải thường xuyên động viên nhân viên trong suốt quá trình phấn đấu lâu dài nếu không muốn nhân viên nản lòng, họ sẽ không còn động lực để tiếp tục phấn đấu. Để làm được điều này, nhà quản lý cần thông tin kịp thời cho nhân viên nắm rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu trong công việc. Hành động thông tin này có hai tác dụng, thứ nhất là nhà quản lý có thể nhấn mạnh rằng nếu tiếp tục như hiện tại thì nhân viên sẽ không được đánh giá cao trong lần sau, còn đối với các nhân viên gần hòan thành các chỉ tiêu thì cũng cần đưa ra một số thử thách nhằm kích thích khả năng phát huy trong công việc, có thể giúp họ dần dần quen với áp lực trong môi trường làm việc và họ sẽ đạt được kết quả cao hơn trong lần sau.

Sử dụng lựa chọn nào cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để đạt được hiệu quả khi đánh giá nhân viên không chỉ thể hiện kỹ năng quản lý mà còn thể hiện nghệ thuật lãnh đạo.

Đối thoại trực tiếp với nhân viên

Nhà quản lý có tài là người thật sự hiểu rõ nhân viên của mình đang nghĩ gì và làm gì, nhiều nhà quản lý rất ngại hay không muốn trò chuyện trao đổi trực tiếp với nhân viên với nhiều lý do. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề thực sự rất quan trọng , vì thông qua việc đối thoại trực tiếp, các thông điệp mà nhà quản lý muốn gửi tới nhân viên và những ý kiến phản hồi từ phía nhân viên sẽ được hiểu rõ và hiểu đúng. Quá trình này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về các mối quan hệ trong doanh nghiệp, và quan trọng hơn là nó tạo ra “chất keo” kết dính các cá nhân trong cùng một tổ chức.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên, để họ cùng tham gia vào công tác quản lý của doanh nghiệp hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

Cái tâm của nhà quản lý

Nhà quản lý không cần phải có kiến thức và trình độ xuất sắc vẫn có thể thành công trong công việc, nếu có tâm trong việc đánh giá và sử dụng người.

Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện cái tâm của nhà quản lý giỏi. Điều dễ hiểu là về mặt cá nhân, nhà quản lý có thể có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác, nhưng trong tổ chức nhà quản lý phải tỏ ra không thiên vị và quan tâm tới tất cả các thành viên trong tổ chức của mình.

Việc khen, chê rõ ràng sẽ tạo động lực làm việc hứng thú cho nhân viên, kích thích họ sáng tạo đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Source: HRVietnam

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

GoodFood
GoodFood

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Da Nang

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN GOLF LONG AN
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN GOLF LONG AN

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Long An

EMG Education
EMG Education

Salary : 45 Mil - 60 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần Shaha Việt Nam
Công ty Cổ Phần Shaha Việt Nam

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH 1C VIETNAM
CÔNG TY TNHH 1C VIETNAM

Salary : Competitive

Ha Noi

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Elite Fitness
Elite Fitness

Salary : 15 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Salary : 15 Mil - 24 Mil VND

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 23 Mil - 27 Mil VND

Binh Duong

BS Group
BS Group

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ
Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Tay Ninh

CTCP VICOSTONE - TẬP ĐOÀN PHENIKAA
CTCP VICOSTONE - TẬP ĐOÀN PHENIKAA

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công Ty Cổ Phần Đồng Tâm
Công Ty Cổ Phần Đồng Tâm

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN EUREKA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN EUREKA

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Bell Sports (Asia) Limited
Bell Sports (Asia) Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary : Competitive

Binh Duong

Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba
Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG LỘC VÀNG
CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG LỘC VÀNG

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH CJ Vina Agri
Công Ty TNHH CJ Vina Agri

Salary : 23 Mil - 30 Mil VND

Binh Phuoc

Công ty Cổ Phần Homitech
Công ty Cổ Phần Homitech

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh | Ha Noi

HEINEKEN Vietnam
HEINEKEN Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Salary : Competitive

Ha Noi

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback