Giáo dục nghề nghiệp: Một cổ hai tròng!

Viewed: 17,984

Một hệ thống giáo dục mà có đến hai hệ trung cấp, hai hệ cao đẳng! Đó là chuyện chưa từng có ở bất cứ hệ thống giáo dục nào trên thế giới!

Chưa tháo gỡ điều bất hợp lý này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp tục oằn mình khổ sở trong sự phân chia quản lý từ cấp trung ương đến địa phương. Và chuyện thống nhất đầu mối quản lý giáo dục nghề nghiệp lại được đặt ra.

Một sự “kinh dị”?

Có thể thấy cùng với sự ra đời của hệ cao đẳng nghề (CĐN) và trung cấp nghề (TCN), có một cơn “địa chấn” cũng đang diễn ra trong lòng hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) VN. Ngay sau khi Luật giáo dục 2005 được thông qua, đã phát sinh nhiều câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp: hệ TCN và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) khác nhau như thế nào, TCN sẽ khác hệ công nhân kỹ thuật (tiền thân của nó) ra sao? Và ngay cả hệ CĐN cũng có quá nhiều bất ổn khi nó tồn tại song song với hệ CĐ hiện nay.

Một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM thẳng thắn cho rằng sự tồn tại song song hai hệ trung cấp, hai hệ CĐ với hai đầu mối quản lý quả thật là một sự “kinh dị” trong hệ thống giáo dục VN. Trong thư gửi ông Nguyễn Văn An, chủ tịch Quốc hội, ngày 21-5, Hội Cựu giáo chức VN cũng bức xúc cho rằng: “Tình hình này thực chất đang làm rối loạn hệ thống giáo dục thống nhất... Đứng về quan điểm xây dựng một nền giáo dục quốc dân của một quốc gia, rõ ràng đây là một hệ thống bất hợp lý mà cho đến nay chưa thấy tồn tại ở một đất nước nào trên thế giới”.

Và sự “rối loạn” đang thật sự diễn ra! Ngay trong năm học 2006 này, các trường CĐ, ĐH có tham gia dạy nghề sẽ đào tạo cùng lúc hệ TCCN và TCN. Sẽ phải đào tạo như thế nào khi cả hai đều là trung cấp nhưng phải dạy chương trình khác nhau, một sẽ cấp bằng theo mẫu Bộ GD-ĐT và một theo mẫu của Tổng cục Dạy nghề? Đó là chưa kể rồi đây liệu các nhà tuyển dụng sẽ phân biệt và bố trí công việc thế nào giữa hai anh trung cấp và hai anh CĐ!

Theo số liệu từ Tổng cục Dạy nghề, hiện có 212 trường ĐH, CĐ và TCCN đang tham gia dạy nghề. Trong đó, gần 50% số trường TCCN có qui mô đào tạo nghề chiếm từ 50-70% qui mô đào tạo chung của trường. Những con số này cho thấy dù không thuộc sự quản lý của ngành lao động nhưng các trường TCCN có những đóng góp lớn trong đào tạo nghề.

Trên thực tế, với “tên tuổi” và uy tín của mình, các trường TCCN thu hút được nhiều HS học nghề hơn cả các trường thuộc ngành lao động! Thế mà, không hiểu vì sao dự thảo Luật dạy nghề và cả dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục và Luật lao động về dạy nghề (do Bộ LĐ-TB&XH biên soạn), phần cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp lại không có các trường TCCN?

Theo những văn bản này, các trường TCCN đã thật sự bị gạt ra bên lề hoạt động dạy nghề? Đã có quá nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị những người có chức trách ghi thêm vài chữ vào văn bản để các trường TCCN “được” tiếp tục tham gia dạy nghề, tiếp tục làm công việc mà trước nay họ vẫn làm. Tiếc rằng những đề nghị này đến nay chỉ nhận được sự im lặng! Có phải khi đã có các trường TCN, ngành dạy nghề không cần đến các trường TCCN nữa? Hay đây chỉ là “vấn đề tế nhị” giữa hai bộ?

Luật dạy nghề: vội vã và thiếu cơ sở?

Nhưng những rắc rối, lấn cấn không chỉ xuất hiện ở cấp trung ương giữa hai bộ. Ở cấp tỉnh, công tác quản lý mảng GDNN còn phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Có một thực tế đáng buồn ở các địa phương: dù ai cũng biết TCCN và dạy nghề không thể tách rời nhau, nhưng cán bộ quản lý dạy nghề ở các sở LĐ-TB&XH và cán bộ quản lý TCCN không thể “ngồi lại với nhau” vì giữa họ là sự ngăn cách chưa thể dỡ bỏ.

Và hẳn nhiên, các trường và người đi học là nạn nhân của chuyện phân chia quyền lực quản lý này. Cùng dạy ngoại ngữ, tin học nhưng nếu đào tạo cấp chứng chỉ A, B, C thì các cơ sở đào tạo đăng ký với sở GD-ĐT; còn nếu đào tạo diện cấp chứng chỉ nghiệp vụ, dạy nghề phải đăng ký với sở LĐ - TB&XH! Khổ nhất là các trường TCCN, CĐ và ĐH có dạy nghề quanh năm vật vã với hàng chục loại biểu mẫu, báo cáo khác nhau do các cơ quan quản lý từ sở lên bộ ở cả ngành giáo dục và ngành lao động (chưa tính các loại báo cáo cho các cơ quan chủ quản của các trường này).

Nhìn chung, các trường này báo cáo và chịu sự quản lý từ 2-5 cơ quan cấp trên. Bất cứ ở đâu, trong bất kỳ cuộc họp nào các trường cũng than phiền về tình cảnh quản lý chồng chéo, “một cổ nhiều tròng” này.

Ngay từ khi lĩnh vực này được tách làm đôi (năm 1998), dư luận từ các trường nghề đã đặt vấn đề cần thống nhất đầu mối quản lý GDNN cho cấp cơ sở bớt... khổ. Điều này hoàn toàn hợp lý và thực tế từ các trường cho thấy việc phân chia đầu mối quản lý GDNN tám năm qua không hề tạo thuận lợi gì cho các trường và xã hội.

Ông Nguyễn Minh Thành, chủ tịch Hội Dạy nghề TP.HCM, tâm tư: “Hình như khi làm luật chúng ta chưa bám sát mục đích điều chỉnh sự bất hợp lý này, chưa kể năng lực quản lý GDNN hiện cũng yếu và thiếu. Ta muốn tăng sức mạnh cho GDNN nhưng tại sao ta lại chia tách lĩnh vực này làm hai?”.

Vấn đề tưởng đơn giản và hiển nhiên như thế nhưng đặt trong thực trạng quản lý GDNN nước ta hiện nay lại trở thành một điều xa vời. Tất cả những “lấn cấn” trong quản lý GDNN cũng xuất phát từ chuyện lĩnh vực này thuộc quyền quản lý của hai bộ và mỗi bộ nhìn về một hướng.

Góp thêm một tiếng nói với Quốc hội với tư cách là những cử tri có nhiều năm gắn bó với mảng GDNN, Hội Cựu giáo chức VN cho rằng: việc đưa Luật giáo dục 2005 đi vào cuộc sống hiện còn gặp nhiều trở ngại do những vấn đề “đại sự” về cơ cấu hệ thống giáo dục vẫn chưa được làm rõ. Trong điều kiện đó, việc ban hành Luật dạy nghề vào thời điểm này dường như là vội vã và thiếu cơ sở.

Source: (Theo Tuổi trẻ)

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN

Salary : Competitive

Ha Noi

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ba Ria-VT

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ba Ria-VT

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ba Ria-VT

Orioled Hub
Orioled Hub

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ba Ria-VT

Un-Available LTD Co.,
Un-Available LTD Co.,

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Phu Tho

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary : Competitive

Da Nang

CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN
CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

Salary : Over 40 Mil VND

Ha Noi

SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY
SOMERSET VISTA HO CHI MINH CITY

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SATORI

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Starry Việt Nam
Công ty TNHH Starry Việt Nam

Salary : 500 - 1,000 USD

Long An

QH Distribution
QH Distribution

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

NK ENGINEERING - CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NK
NK ENGINEERING - CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NK

Salary : 12 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN A25 HOTEL
CÔNG TY CỔ PHẦN A25 HOTEL

Salary : 35 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH AQUA MINA
CÔNG TY TNHH AQUA MINA

Salary : 12 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

EQuest Education Group (EQG)
EQuest Education Group (EQG)

Salary : Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Hung Yen | Ha Nam | Binh Phuoc

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Á ĐÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA Á ĐÔNG

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi | Hung Yen

CÔNG TY TNHH SUPOR VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH SUPOR VIỆT NAM

Salary : Competitive

Binh Duong

Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam
Công Ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH BCA GROUP
CÔNG TY TNHH BCA GROUP

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Vietlife
Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Vietlife

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH CARTRACK VIETNAM
CÔNG TY TNHH CARTRACK VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

MindX Technology School
MindX Technology School

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

PHU THAI CAT
PHU THAI CAT

Salary : 20 Mil - 27 Mil VND

Hai Phong

Similar posts ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback