Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,096
Một trong những điểm yếu của người Việt khi học Anh ngữ là thường có thói quen sắp xếp câu tiếng Anh hoàn chỉnh rồi mới nói ra thành lời giao tiếp hoặc nghe người khác nói tiếng Anh rồi dịch ra tiếng Việt, suy nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh trước khi nói ra.
Chính quá trình này đã làm hạn chế tốc độ phản xạ ứng khẩu trả lời theo tình huống nên học viên ngại nói khi học Anh ngữ. Có nhiều nguyên nhân, trong đó chuyện thiếu cơ hội để giao tiếp là nguyên nhân cốt lõi.
Từ một thực tế...
Trong năm học 2004-2005 vừa qua, Trường THPT Lê Quý Đôn (TPHCM) có tiếp đoàn học sinh Nhật Bản đến giao lưu. Trường này chọn những học sinh khá tiếng Anh để tham gia các trò chơi, giao lưu cùng học sinh Nhật Bản. Thế nhưng các em học sinh Lê Quý Đôn vẫn lúng túng trong quá trình diễn đạt.
Trong khi ấy, học sinh Nhật Bản thì chẳng có gì khó khăn trong giao tiếp (nên nhớ rằng học sinh Nhật học tiếng Anh khó hơn học sinh Việt
Thạc sĩ Lê Quốc Tuấn (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM) hiện đang nghiên cứu sinh tại Nhật Bản cho biết, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật đọc tài liệu để học hay làm bài giỏi hơn nghiên cứu sinh nhiều nước khác, nhưng khi giao tiếp vẫn cứ gượng gạo. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là chúng ta quá chú trọng vào ngữ pháp, vừa suy nghĩ ngữ pháp vừa hình thành câu. Như vậy làm cho phản xạ nói bị ức chế, trong nhiều trường hợp ngữ pháp quá chuẩn cũng làm cho văn nói dở đi.
... Đến chuyện thay đổi cách dạy
Trước tình trạng này, nhiều trung tâm ngoại ngữ bắt đầu triển khai phương pháp dạy ngoại ngữ bằng phương pháp “truyền đạt nhập tâm”. Trường ngoại ngữ chất lượng cao Á- Âu là một trong những đơn vị đi tiên phong. Theo phương pháp truyền đạt nhập tâm, một lớp học chỉ giới hạn tối đa khoảng 15 học viên, các học viên được khuyến khích làm việc theo cặp hoặc nhóm.
Nguyên tắc sư phạm này lấy người học làm trọng tâm để phát triển bài giảng, khuyến khích người học tham gia tích cực vào bài học chứ không thụ động nghe bài giảng của giáo viên. Phương pháp này cũng không bó buộc bài giảng theo một quy trình cứng nhắc mà có thể thay đổi tùy theo trình độ nhận thức và tâm lý của người học.
Các học viên cũng không ghi chép theo dàn bài soạn của giáo viên mà ghi chép theo sự hiểu biết của mình, sao cho dễ nhất đối với mình. Bài học bắt đầu bằng việc giáo viên dùng các giáo cụ, hình ảnh giới thiệu một tình huống hay một bài hội thoại để qua đó học viên rút ra được các nguyên tắc ngữ pháp và đàm thoại theo nguyên tắc của mình.
Chính việc này đã tạo ấn tượng cho học viên, giúp học viên hiểu bài ngay tại lớp và nhớ lâu hơn. Trong quá trình học, phương pháp này khuyến khích các học viên sử dụng tiếng Anh tối đa để từ đó rút ra kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp. Các học viên còn được học cách sử dụng những câu hội thoại thực tế qua những trích đoạn phim để học viên không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với người bản xứ... Sau khi đưa vào phương pháp truyền đạt nhập tâm đã góp phần cải thiện khả năng nghe, nói của học viên.
Hiệu quả phương pháp “nhập tâm” này bước đầu rất đáng ghi nhận.
Source: MẠNH QUỲNH
Please sign in to perform this function