Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 19,480
Chưa kịp hết ngây ngất với niềm vui được thăng chức trong công việc (việc làm quận 7, việc làm Ninh Thuận, việc làm Huế,...) bạn đã bắt đầu cảm thấy hình như đó không phải là một phần thưởng ngọt ngào như đã tưởng tượng. Bạn bối rối không biết bắt đầu từ đâu, phải đối xử với đồng nghiệp nay là nhân viên như thế nào? Sức hấp dẫn không lớn nên sự quyết tâm của những HS khi tham gia kỳ thi HSG quốc gia cũng giảm. Để dành thời gian cho kỳ thi ĐH, nhiều HS đã không thể hiện hết năng lực. Tỷ lệ HS lớp 11 tăng hơn so với những kỳ thi trước.
Hà Nội có 1.327 HS lớp 11, lớp 12 tham gia kỳ thi HS giỏi cấp thành phố và có 630 HS đạt giải. Tỷ lệ HS đạt giải của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam chiếm 1/3 tổng số trên, với 201 HS. Số còn lại thuộc về các trường THPT trên địa bàn với Chu Văn An 82 giải, Phan Đình Phùng 20, Nguyễn Gia Thiều 18, Kim Liên 16...
Theo nhận xét của ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, những trường THPT: Việt Đức, Thăng Long có nhiều HSG nhưng chỉ có khoảng 10 giải. Ông Đại cho rằng, nhiều HS "trốn", không muốn tham gia kỳ thi khi Bộ GD-ĐT có quyết định bỏ tuyển thẳng đối với HSG quốc gia. Do đó, phần lớn HSG đều dành thời gian tập trung cho kỳ thi vào ĐH.
"Những HS này khó mà trượt tốt nghiệp để mong cộng thêm điểm. Do đó, các trường rất khó khăn trong việc động viên HS đi thi. Chỉ có thể vận động các em vì tự trọng, vì màu cờ sắc áo thì cố gắng đi thi", ông Đại bộc bạch.
Em Âu Thị Huyền Trang, HS duy nhất của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Tuy nhiên, em tham gia thi môn Sử, trong khi thi ĐH lại theo khối D, do đó, không thể toàn tâm toàn ý vào môn thi mà vẫn phải dành thời gian để học các môn thi ĐH, vì đó là cái đích cuối cùng.
Ông Bùi Hữu Ninh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, sở dĩ trường không có HS tham gia kỳ thi HSG quốc gia là do mục tiêu đào tạo của nhà trường không theo hướng đó. Một vài năm trở lại đây, trường không có chủ trương đào tạo HS đi thi HSG mà chủ yếu tập trung vào đào tạo theo hướng đại trà, để HS bước vào xã hội với đầy đủ kiến thức toàn diện, tập trung vào kỳ thi ĐH. Hàng năm, tỷ lệ HS đỗ vào các trường ĐH, CĐ của trường chiếm đến 80%.
Tập trung vào đào tạo HSG rất lãng phí từ công sức, tiền của..., đó là sứ mệnh của các trường chuyên, ông Ninh cho biết.
Một trong những lý do khiến HS không muốn phấn đấu để thi HSG là bỏ quyền ưu tiên như trước đây. Thực tế, tỷ lệ HS được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ rất nhỏ so với HS lớp 12 toàn quốc. Đâu đó tỉnh này, thành phố nọ có tiêu cực nhưng không phải tất cả. Ông Đại nói rõ: "Thành tích là tốt, chúng ta chỉ nên chống thành tích ảo".
Bộ đã quyết định, các trường phải theo, nhưng các trường danh tiếng ở Hà Nội, HS "ngại" tham gia vào kỳ thi này mà dồn toàn tâm cho kỳ thi vào ĐH.
Tăng tỷ lệ HS lớp 11
Tỷ lệ HS lớp 11 tham gia kỳ thi quốc gia năm nay của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm gần 50%. So với những năm trước, tỷ lệ này tăng khoảng 20-30%. Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, bỏ chế độ tuyển thẳng với HSG quốc gia có ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tâm lý HS nhưng không thành vấn đề nghiêm trọng. Không cho vào thẳng nhưng HS vẫn có quyền lợi khi xét tuyển vào ĐH, ưu tiên khi xét đi học nước ngoài. Do đó, nhiều HS vẫn muốn khẳng định.
Năm nay, thuận lợi là thời gian thi được đẩy lên sớm hơn, vào cuối tháng 1, năm trước là tháng 2. Do đó, HS vẫn còn nhiều thời gian để ôn tập cho kỳ thi ĐH. Tuy nhiên, tỷ lệ HS lớp 11 tham gia thi quốc gia tăng hơn trước cũng một phần thể hiện HS lớp 12 không "mặn mà" với kỳ thi này.
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, năm nay có trọn vẹn cả 66 HS tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Trong đó, số HS lớp 11 là 23 em, HS lớp 12 là 48 em. Năm trước số HS lớp 11 tham gia dự thi chỉ có 7 em.
Theo ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, quy định của Bộ không cho HSG được tuyển thẳng và không cho mời thầy về luyện đội tuyển. Do đó, đội ngũ bồi dưỡng HSG năm nay chủ yếu là giáo viên trong trường. HS cũng không dồn tất cả sức học vào môn thi mà vẫn học đều các môn và dành thời gian học đội tuyển xen kẽ, qua đây cũng khơi dậy sự tự học của mỗi HS vì thời gian học tập trung không nhiều.
Trường phải động viên HS, giải thích, thuyết phục, coi tham gia thi như là vinh dự và trách nhiệm. Tuy phần thưởng vật chất không nhiều nhưng có giá trị tinh thần lớn, ông Mùi cho biết.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo VietNamNet
Please sign in to perform this function