Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 31,283
Gửi resume đến một nơi nào đó, và bạn bắt đầu hồi hộp, chờ đợi. Rồi cũng có một ngày nào đó Bạn nhận được thư mời phỏng vấn từ phía Nhà tuyển dụng. Bạn hồ hởi chờ mong giờ hẹn phỏng vấn.
Nhưng chẳng may Bạn bị kẹt xe dọc đường và đến nơi hẹn trễ mất mười phút, hoặc cũng có thể đúng vào lúc người ta hỏi Bạn về một dự án nào đó mà Bạn đã từng tham gia trước đây, đột nhiên Bạn quên khuấy mất tên dự án, hay đang lúc trả lời nhà tuyển dụng, đột nhiên điện thoại di động của Bạn reng lên, và Bạn phải trả lời cuộc điện thoại miễn cưỡng đó... Và rất nhiều, rất nhiều các tình huống mà Bạn không thể lường hết trước được.
Một ví dụ cụ thể hơn: Ứng viên được mời đến phỏng vấn, anh ta đến đúng hẹn và đang chờ đến lượt mình vào phỏng vấn, khi nhân viên phỏng vấn bước vào phòng thì bắt gặp anh ta đang nói chuyện qua điện thoại di động. Cuộc đàm thoại có lẽ là rất tế nhị, vì hình như tiếng người phụ nữ nào đó phía dây nói bên kia hơi quá to nên vọng ra rất rõ. Nhìn thấy nhân viên phỏng vấn, ứng viên gật đầu có ý chào nhưng vẫn không thể dứt ra được khỏi cuộc đàm thoại - "Anh đừng nên lo lắng quá " - giọng người phụ nữ vẫn tiếp tục. - "Anh đang cố gắng, nhưng thật sự là anh cũng rất buồn và lo lắng" - ứng viên trả lời. Cuộc đàm thoại đó kéo dài thêm mấy phút nữa. Sau đó mới vỡ lẽ ra rằng, ứng viên này trên đường tới nơi phỏng vấn đã bị cướp và bị lột hết sạch cả tiền bạc trong ví, dĩ nhiên anh ta đang phải trải qua những phút căng thẳng về tâm lý. Phải sau mấy phút trấn tĩnh lấy lại tinh thần, anh ta mới có thể trả lời phỏng vấn được. Thật không may mắn cho những ứng viên như vậy, bởi cái thảng thốt chưa hoàn hồn kia của ứng viên cũng đã đủ làm hỏng tinh thần của buổi phỏng vấn.
Bạn thử nghĩ xem, trong trường hợp đó Bạn sẽ làm gì? Bạn có thể vượt qua được stress không? Bạn có dám cược rằng Bạn sẽ vượt qua được buổi phỏng vấn kể cả trong trường hợp nhân viên phỏng vấn có sử dụng các kỹ thuật tâm lý để "xoay" Bạn? Và như vậy, có thể cứu vãn được tình thế không? Có thể xoay chuyển được tình huống không nếu như sự việc xảy ra ngoài sự mong đợi của Bạn?
Câu trả lời là :có thể. Theo kinh nghiệm của các nhà tuyển dụng thì đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra, nhưng vẫn có thể cứu vãn được. Ví dụ, cách Bạn nói lời cảm ơn người phỏng vấn cho cuộc nói chuyện với họ hay cú điện thoại ai đó gọi đến cho nhân viên phỏng vấn, chính lúc này, khi nhân viên phỏng vấn bận bịu nói chuyện điện thoại,
Bạn có thời gian trấn tĩnh để lấy lại tinh thần và trở nên bình thường trở lại. Thường thì cách Bạn nói lời cảm ơn người đối thoại cũng đã có thể giúp Bạn "gỡ điểm" rồi. Đã có trường hợp một nữ ứng viên đến phỏng vấn tại công ty Pachter & Associates, mọi việc diễn ra bình thường, đột nhiên điện thoại di động của nữ ứng viên reo lên. Cô ta cầm điện thoại di động và bắt đầu một tràng mắng té tát: "Chúng mày hư thế hả, đồ ngu thế, sao không bảo thằng anh ở nhà mà cứ nhong nhong xuống đường làm gì. " Giọng cô ta ngày một gay gắt hơn, và khi quay trở lại phỏng vấn cô ta thản nhiên: "Thật bực, lũ trẻ nhà tôi lúc nào cũng gọi điện quấy rầy tôi thế đấy". Cô ta đã không bao giờ được mời đến làm việc và chính cô ta đã không biết cách cứu vãn tình huống. Vậy Bạn sẽ làm gì để thể hiện sự hàm ơn một cách tế nhị và khéo léo đối với người đối thoại và để lấy lại tinh thần cho Bạn?
Trước tiên, để chuẩn bị đến một nơi phỏng vấn nào, Bạn nên liệt kê ra trên giấy những điều mà Bạn nên tránh nói đến trong buổi phỏng vấn, ví dụ như mối quan hệ không mấy thân thiện với sếp tại chỗ làm hiện tại, việc hay thay đổi chỗ làm của Bạn. Nếu Bạn đến muộn so với lịch hẹn phỏng vấn, Bạn có thể nói lời xin lỗi một cách lịch sự, đừng nên quá sợ hãi hay mất bình tĩnh.
Với một cách nói lịch sự, mềm mỏng, Bạn có thể lấy lại được tinh thần, và trên thực tế rất ít nhân viên phỏng vấn coi chuyện đó là một vấn đề lớn, thông thường họ có thể bỏ qua chuyện đó và đi ngay vào trọng tâm câu chuyện. Trong khi trả lời phỏng vấn, tốt nhất Bạn nên tắt điện thoại di động (nếu có), và trong trường hợp Bạn không tắt điện thoại di động, nếu có cuộc gọi đến, tốt nhất là Bạn tắt máy và không nói chuyện qua điện thoại trước mặt nhân viên phỏng vấn, cho dù Bạn chỉ nói ngắn gọn. Như vậy, nhân viên phỏng vấn sẽ có cảm giác rằng Bạn đang giành hết thì giờ và tập trung cho câu chuyện với họ.
Source: Theo BWP
Please sign in to perform this function