Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 24,496
Nhiều người cảm thấy rất khó khăn khi nói đến những thành tích mà họ đạt được, không ai muốn mình bị xem là một kẻ khóac lác, chính vì thế mà một số người cảm thấy ngượng khi khoe về chính bản thân mình.
Nhưng cuộc sống thì đôi khi cũng cần một chút gì đó hơi “ngông”, nếu bạn cứ giữ mãi những bài học thời thơ ấu thì chắc rằng bạn sẽ không thể tìm nổi cho mình một công việc ra hồn đâu! Bởi vì chúng ta sẽ mãi mãi cho rằng chúng ta không bằng những người khác và đó chính là nguyên nhân mà công việc của ta cũng sẽ rơi vào tay của họ.
Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ nếu những kỹ năng của bạn thật sự thích hợp với công việc. Nhưng trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm, hãy luôn nhớ phương châm này: khoác lác thì cũng là một điều tốt thôi nhưng liệu bạn có cái gì để làm điều đó hay không?
Có thể bạn sẽ phạm một số sai lầm như nhiều người khác đó là bạn khoác lác rằng bạn có hằng trăm kỹ năng. Điều này thật sự như thế nào, bạn không bao giờ có thể nói khoác một điều như thế với nhà tuyển dụng, vấn đề ở chỗ bạn sẽ phải giải thích tất cả những kỹ năng mà bạn có và gây ấn tượng với những người khác bằng những tài năng thiên phú của bạn.
Sự thật là, có những việc bạn làm rất tốt và hiếm ai có khả năng thực hiện tốt như bạn và đây thực sự là ưu điểm của bạn đối với nhà tuyển dụng mà bạn cần phải thể hiện cho họ thấy.
Cần lưu ý một số điểm về kỹ năng và trách nhiệm…Nhiều người nhận ra rằng rất khó phân biệt giữa kỹ năng và nhiệm vụ của họ. Nhiệm vụ là những chức năng cơ bản của một hoạt động, trong khi đó kỹ năng là công cụ dùng để thực hiện những chức năng đó. Nhiệm vụ và kỹ năng là một phần trong bất kì một hoạt động nào dù đó là trong công việc hay các hoạt động vui chơi
Một cách đơn giản để minh họa cho sự khác biệt giữa những nhiệm vụ và kỹ năng là xem xét hoạt động của một quán nước giải khát. Nhiệm vụ chính của người chủ là quản lý các hoạt động của quán nước bao gồm các hoạt động tiếp thị, giao hàng và quản lý tài chánh.
Bên cạnh những nhiệm vụ đó, chúng ta thấy có những kỹ năng sau đây rất cần thiết cho hoạt động của quán như: Kỹ thuật pha chế, đo lường liều lượng trong khi pha chế, lên kế hoạch, kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng, viết hóa đơn và tính tiền cũng đòi hỏi cần phải có kỹ năng cụ thể, ngoài ra còn có một số kỹ năng như quản lý thời gian, tiết kiệm thời gian, tạo sự tin cậy cho khách hàng, tính chính xác trong công việc và kỹ năng động viên nhân viên…Nếu liệt kê hết các loại kỹ năng thì chúng ta sẽ có cả một danh mục rất dài, điều quan trọng là chúng ta cần phải nhớ đâu là những kỹ năng chính để hoàn thành nhiệm vụ và các chức năng cơ bản.
Phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của bạn
Để nhận ra các kỹ năng mà bạn có thì bạn cần phải biết là tìm chúng ở đâu, có ba lĩnh vực mà bạn cần phải xem xét kỹ để gạn lọc ra các kỹ năng của mình là: Những công việc cũ, các đặc điểm cá nhân và một số năng khiếu đặc biệt, mỗi lĩnh vực nêu ra bạn sẽ có một số kỹ năng đặc biệt tương ứng với từng lĩnh vực.
• Kỹ năng có liên quan trong công việc. Đây là những kỹ năng mà bạn cần phải có khi bạn đặt chân vào môi trường công sở, nó thật sự cần thiết trong các công việc mang tính chất đặc biệt. Chẳng hạn như khi vận hành một guồng máy tự động, bạn cần phải biết tính năng của cái máy này hoạt động như thế nào, làm thế nào cho nó dừng và sử dụng một số công cụ khác. Đó là tất cả những kỹ năng mà một người thợ sửa ôtô cần phải biết.
Phải có kỹ năng thích hợp với công việc và kỹ năng quản lý bản thân. Những kỹ năng này có thể xem là những đặc điểm cá nhân riêng biệt giúp cho chúng ta khác với những người khác. Những đặc điểm này làm cho mỗi người đều có những nét riêng.
Chẳng hạn như thật thà và lòng nhiệt tình là những đặc điểm cá nhân mà bất kỳ người chủ nào cũng muốn tìm thấy ở những nhân viên của mình. Bằng chứng là cô ta hay anh ta liệu có “phù hợp” với tổ chức này hay không. Trong khi đó có rất nhiều ứng viên đã quên điền những yếu tố này vào hồ sơ xin việc của mình vì họ không thấy được tầm quan trọng của những ưu điểm trên.
Những kỹ năng có được do học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là những kỹ năng mà bạn có thể học được từ những công việc khác nhau hoặc từ một ai đó mà bạn may mắn được làm việc chung với họ. Nhiều người có xu hướng tìm những công việc không giống như những công việc mà trước đây họ từng làm, đây là lý do sẽ có quá trình chuyển giao công tác cũng như các kỹ năng nghề nghiệp cho những người đi sau.
Thường thì những người chủ hoặc những người đảm nhận vị trí này trước đây sẽ ghi ra rõ ràng cách thức sử lý công việc cho những người mới vào, đây là quá trình mà những người mới có cơ hợi học hỏi những kỹ năng từ những ngừơi đi trước.
Một trong những kỹ năng sau đây có thể được đào tạo từ những kinh nghiệp của những người đi trước:
1) Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng này rất cần thiết cho mỗi chúng ta trong quá trình học tập, trao đổi cũng như tiếp thu kiến thức từ những nguồn khác nhau
2) Nghiên cứu và lập kế hoạch: Nghiên cứu để cập nhật những kiến thức đặc biệt và mới nhất, và những khả năng cần thiết cho những nhu cầu trong tương lai mà các tổ chức hay công ty đòi hỏi
3) Quan hệ cộng đồng: đây là những kỹ năng cá nhân cần thiết trong các mối quan hệ giao tiếp và giải quyết các xung đột trong công việc giữa các thành viên trong cùng một tổ chức và những người xung quanh.
4) Tổ chức, quản lý và lãnh đạo: đây là những kỹ năng dùng để giám sát, trực tiếp điều hành và hướng dẫn các cá nhân và nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác được giao và hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function