Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,097
5 gương mặt của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2008. |
Tối ngày 27.7, tin vui đoàn VN giành được 4 huy chương vàng, 1 huy chương đồng lan nhanh. Nỗ lực học tập của các thành viên trong đoàn thời gian qua đã đưa lại kết quả xứng đáng. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bành Tiến Long cho biết, đây là thành tích tốt nhất của Đội tuyển Vật lý Việt Nam tại các kỳ Olympic vật lý quốc tế từ năm 1982 đến nay.
Ông Nguyễn Xuân Thành - phó đoàn VN - cho biết, 4 HC vàng thuộc về Nguyễn Đức Minh (Trường THPT Hà Nội - Amsterdam); Đỗ Hoàng Anh (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội); Huỳnh Minh Toàn (Trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) và Nguyễn Tất Nghĩa (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An). HCĐ thuộc về Trần Anh Vũ (Trường THPTDL Đào Duy Từ, Hà Nội).
"Kết quả này có làm cho ông và lãnh đạo đoàn VN bất ngờ?". Trả lời câu hỏi này, ông Thành nói ông và lãnh đạo đoàn không hề bất ngờ. "Các thí sinh đoàn VN khi được chọn tham gia đội tuyển đều đã có những thành tích rất tốt khi tham dự Olympic Vật lý Châu Á năm 2008 hoặc IPhO lần thứ 38...
Việc tuyển chọn các em qua 2 vòng sơ loại rất chặt chẽ, nghiêm túc; quá trình ôn luyện của thầy và trò rất tích cực, hiệu quả, các em tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ các thầy. Việc số HCV của đoàn VN nhiều hơn các năm trước cũng không là điều quá bất ngờ, bởi giữa HCV và HCB chênh nhau rất ít điểm. Chỉ cần gắng thêm một chút là thí sinh HCB có thể đoạt HCV...".
Nguyễn Tất Nghĩa: "Hattrick vàng". Với ngoại hình nhỏ bé, nước da đen giòn, rắn rỏi, ngay từ nhỏ, Nghĩa đã quen với vất vả của gia đình. Bố thương binh, mẹ phải đi làm thuê, bố mẹ Nghĩa đã dồn hết khó khăn về phía mình nuôi các con ăn học. Không phụ lòng bố mẹ, Nghĩa luôn là cậu học trò học giỏi nhất. Tại Olympic Vật lý quốc tế năm 2007 - tổ chức tại Nam Phi, em đoạt HCV và trở thành 1 trong 10 học sinh vật lý nhất thế giới trong tổng số 350 học sinh đến từ 70 nước.
Áp lực từ huy chương vàng IPhO 38, cả huy chương vàng cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á 2008 đã khiến Nghĩa phải cố gắng hơn bao giờ hết. Với HCV này, Nghĩa đã hoàn thành mục tiêu "giành được HCV tại IPhO 39 để lập "hattrick vàng" tặng bố mẹ" em đặt ra trước kỳ thi. Còn xa hơn, mục tiêu của Nghĩa không chỉ dừng lại ở các trường ĐH trong nước. Dù đã đăng ký tuyển thẳng vào khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng giấc mơ lớn của Nghĩa là học vật lý ứng dụng tại Mỹ để trở thành một nhà khoa học giỏi.
5 thành viên đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam tại buổi giao lưu tối ngày 27.7 |
Đỗ Hoàng Anh: Đổi màu huy chương. Bố là kỹ sư, mẹ là giáo viên Trường THCS Trung Văn (Từ Liêm), Hoàng Anh được bố mẹ tạo cho ý thức tự giác học tập từ nhỏ. Năm 2007, lần đầu dự thi quốc tế, Hoàng Anh đã giành huy chương đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương, sau đó là huy chương bạc kỳ thi học sinh giỏi vật lý quốc tế năm 2007 và mới đây là huy chương vàng kỳ thi Olympic môn vật lý Châu Á - tổ chức tại Mông Cổ.
Ở IPhO lần này, mục tiêu của Hoàng Anh là nhất định phải có huy chương, mà chắc chắn phải "vàng". Và mục tiêu này đã được Hoàng Anh hiện thực hóa. Được tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng giấc mơ của Hoàng Anh là đi du học nước ngoài, và Mỹ có lẽ là địa điểm cậu học trò này sẽ dừng chân.
Nguyễn Đức Minh: "Sẽ ngủ thật muộn sau IPhO". Trước kỳ thi này, Đức Minh cũng "giắt lưng" huy chương bạc Olympic Vật lý Châu Á năm 2008. Minh tâm sự, phần lý thuyết em yên tâm hoàn toàn, nhưng phần thực hành thì vẫn còn đôi chút lo lắng. Cũng may mà trong suốt thời gian tập trung đội tuyển, các thầy cho luyện kỹ phần thực hành nên cũng yên tâm hơn. Luôn ngủ dậy muộn vì thức khuya, vì thế ước muốn của Minh rất đơn giản, đó là sau kỳ thi được ngủ thật muộn mà chẳng bị ai nhắc nhở. Và sau đó là lên đường du học để tương lai trở thành một kỹ sư tài năng.
Huỳnh Như Toàn: Muốn về nhà đi đá bóng. Ra Hà Nội hai tháng nay để tập trung đội tuyển lần này là lần đầu tiên Toàn xa nhà lâu như vậy. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm của cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia (hai năm liền Toàn đoạt giải nhất và nhì), và huy chương vàng vật lý Châu Á, "phải làm được điều gì đó" là quyết tâm của cậu học trò miền Trung này. HCV là kết quả xứng đáng cho nỗ lực của em thời gian qua. Sau vật lý, bóng đá là niềm đam mê của Toàn. Chính vì thế mà sau cuộc thi này, điều Toàn muốn nhất chính là được về Đà Nẵng đá bóng cùng các bạn.
"Hiện tượng" Trần Anh Vũ - cậu học sinh đầu tiên đến từ một trường THPT dân lập - được chọn vào đội tuyển đã khiến nhiều người bất ngờ. Khi còn ở Hưng Yên (gia đình Vũ mới chuyển lên Hà Nội được 2 năm), cậu học trò này từng đi thi học sinh giỏi tiếng Anh và đoạt giải nhì cấp tỉnh. Suốt những năm THCS và cả năm lớp 10, kết quả môn vật lý của Vũ rất thường, nếu không muốn nói là chẳng có gì nổi bật.
Chỉ đến khi chuyển đến trường Đào Duy Từ và được các thầy cô "khai phá", Vũ bắt đầu bứt phá với hàng loạt giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi vật lý cấp thành phố và quốc gia. "Bí quyết học của em là chẳng có bí quyết gì. Cứ cái gì thấy thích thì học, sau đó đọc thêm nhiều tài liệu liên quan và tự mình hệ thống lại các kiến thức".
Lễ bế mạc và trao thưởng cho các học sinh đoạt giải tại IPhO sẽ được tổ chức vào chiều hôm nay (28.7) tại Hà Nội.
Hai đoàn Trung Quốc và Đài Loan giành chiến thắng tuyệt đối với 5 huy chương vàng cho cả 5 thành viên. 3 giải thưởng cao nhất của IPhO 39 cũng thuộc về 2 đội này. Thí sinh đạt điểm thi lý thuyết cao nhất thuộc về Trung Quốc. Thí sinh có điểm thực nghiệm cao nhất thuộc đội Đài Loan. |
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Lao Động
Please sign in to perform this function