Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,279
Mô hình trường ĐH Quốc tế Bắc Hà. (Ảnh: Saigonnews) |
Trong lúc bộ GD-ĐT đang kêu gọi đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục để có sản phẩm đại học đạt chất lượng thì đồng thời bộ cũng ồ ạt lập thêm các trường đại học.
Trong hai năm trở lại đây, có đến trên 50 trường ĐH mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các trường CĐ. Tốc độ này có thể nói chưa từng có từ trước đến nay. Chỉ từ đầu năm 2008 đến nay, đã có thêm hai trường mới thành lập là: ĐH Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang) và ĐH Nguyễn Trãi (tỉnh Hà Tây).
Lập được trường, phớt lờ cam kết
Trước đó, năm 2007, một loạt trường ĐH khác cũng được thành lập như: ĐH Quốc tế Bắc Hà (Bắc Ninh); ĐH Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp, trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp 1 (Nam Định); ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Kỹ thuật Mỏ (Quảng Ninh); ĐH Đại Nam (Hà Tây); ĐH Phạm Văn Đồng, trên cơ sở nâng cấp trường Trường CĐ Sư phạm Quảng Ngãi và Trường CĐ Cộng đồng Quảng Ngãi; ĐH Phú Yên; ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu; ĐH Trà Vinh; ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An... Tại TP.HCM cũng xuất hiện thêm hàng loạt các trường: ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định...
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT năm 2007, trong số gần 4.500 giảng viên của trên 30 trường ĐH thành lập mới trong năm 2006 và 2007, chỉ có hơn một nửa là giảng viên cơ hữu, còn lại là giảng viên thỉnh giảng được mời từ các trường ĐH khác và giảng viên kiêm nhiệm. Cá biệt có đến gần 20 trường không có một vị giáo sư nào.
Theo khuyến cáo của các đoàn chuyên gia Hoa Kỳ trong đề án khảo sát giáo dục ĐH Việt Nam của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), Việt Nam cần mở rộng hệ thống giáo dục ĐH, phân bố đều khắp cả nước, tạo cơ hội học tập cho học sinh sau tốt nghiệp THPT. Điều này là hợp lý khi tỉ lệ vào ĐH chỉ chiếm trên 10% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với số trường ĐH được thành lập ồ ạt thời gian qua khiến cho nhiều nhà giáo dục lo ngại.
GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học và Quản lý môi trường, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, nói: “Bộ đang kêu gọi đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục để có một sản phẩm ĐH đạt chất lượng thì cũng chính bộ mở rộng trường ĐH ồ ạt quá mức. Trong khi trường nào cũng thiếu cơ sở vật chất, thiếu cả giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo”.
Điều dễ nhận thấy là hầu hết các trường ngay sau khi có quyết định lập trường là bắt tay ngay vào việc mở ngành và thông báo tuyển sinh, ít có thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu học tập...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết: Khi lập đề án thành lập trường ĐH, các nhà sáng lập đều có cam kết về kế hoạch xây dựng trường, đóng góp vốn, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất... Nhưng sau khi có quyết định thành lập thì nhiều trường hầu như không thực hiện kế hoạch đã cam kết và không có báo cáo về tiến độ thực hiện những việc đã cam kết.
Phân tầng, phân lớp giáo dục ĐH
Tuy nhiên, vấn đề xây dựng trường, bổ sung trang thiết bị có thể không quá khó. Trong điều kiện hiện nay, khó khăn lớn nhất là nguồn giảng viên.
Cả nước hiện có khoảng 1,5 triệu sinh viên; 53.000 giảng viên ĐH, CĐ, tương ứng với khoảng 28 sinh viên/giảng viên. Kế hoạch đến năm 2020, cả nước có khoảng 4,3 triệu sinh viên và tương ứng, cần có 220.000 giảng viên. Có nghĩa trong 13 năm tới phải có thêm 170.000 giảng viên, bình quân mỗi năm phải có thêm 13.000 giảng viên. Đây là con số đáng lo ngại khi xem xét đến việc lập thêm trường mới. Đó là chưa nói đến yêu cầu tối thiểu về tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ sau ĐH cần có đối với những trường ĐH này.
Trước tình hình thành lập ồ ạt trường ĐH trong thời gian qua, GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “30 năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều tranh luận về vấn đề này. Khi đó, giới học thuật cũng đã thường trích dẫn câu châm ngôn nổi tiếng của Kingsley Amis rằng “càng nhiều thì càng kém”. Và đúng như thế nên sau đó, nhiều nước đi theo cách tổ chức kiểu phân tầng, phân lớp nền giáo dục ĐH. Ví dụ ở Mỹ có khoảng gần 2.000 trường CĐ cộng đồng học 2 năm, trong đó có khoảng 20%-25% sinh viên được đào tạo để chuyển tiếp lên ĐH 4 năm, còn lại đều đào tạo phục vụ cho nhu cầu địa phương, tạo điều kiện “ăn cơm nhà đi học” để tiết kiệm chi phí”.
GS Phạm Phụ cho rằng ở Việt Nam, các địa phương lẽ ra nên củng cố các trường CĐ cộng đồng, không nên nâng cấp hàng loạt lên ĐH.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo NLĐ
Please sign in to perform this function